Chuyên gia khuyến khích người bị bệnh tiểu đường nên ăn táo vào 3 khung giờ này
Người bị bệnh tiểu đường nên chọn táo xanh và không nên ăn quá một quả táo/ngày. Theo các chuyên gia, người bị bệnh tiểu đường nên ăn táo vào bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng một giờ) và bữa chiều.
3 mẫu ô tô giá rẻ cạnh tranh với Vinfast VF3 ở thị trường Việt Nam
Honda Vision tháng 5/2024 giá rẻ bao nhiêu mà khiến dân tình chốt đơn ầm ầm?
Người bệnh tiểu đường có ăn táo được không?
Gia đình & Xã hội dẫn thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, trong táo chứa một lượng đường đáng kể. Với mỗi quả táo cỡ trung bình (khoảng 19 gram) có chứa khoảng 25 gram carbohydrate và 19 gram đường. Tuy nhiên, hầu hết đường trong táo là fructose tự nhiên, chỉ gây hại nếu ăn với số lượng lớn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lâm sàng Mỹ chỉ ra, nếu thay thế glucose hoặc sucrose bằng fructose có thể giúp giảm lượng đường và insulin trong máu sau bữa ăn. Chỉ số đường huyết (GI) thấp và chất xơ trong táo cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó giúp ngăn ngừa lượng đường huyết và insulin tăng đột biến.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc kết hợp táo hoặc trái cây với chất béo hoặc protein lành mạnh cũng có thể làm giảm mức tăng đột biến lượng đường trong máu và tạo cảm giác no lâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên ăn loại quả này ở mức độ vừa phải.
Nghiên cứu khác từ Đại học bang California (Mỹ) cũng chỉ ra rằng, quercetin (một loại flavonoid - hợp chất chuyển hóa trung gian của thực vật) có trong táo có thể cải thiện mức đường huyết. Do đó, ăn táo có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4 lý do người tiểu đường nên thường xuyên ăn táo
Táo giúp kiểm soát đường huyết
Táo giúp kiểm soát đường huyết bởi chứa lượng chất xơ phong phú. Mỗi 100g táo cung cấp khoảng 2g chất xơ. Khi tiêu thụ táo, chất xơ sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa trong ruột, làm chậm quá trình hấp thu và chuyển hóa Glucose. Vì thế, táo có khả năng ổn định đường huyết trong máu, điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường
Vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa như Quercetin, Axit Chlorogenic, Phlorizin trong táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm nồng độ Cholesterol xấu và chống lại các phản ứng có hại trong cơ thể. Điều này làm giảm nguy cơ các vấn đề về mắt, tim mạch và thận.
Giúp giảm tình trạng kháng Insulin
Nghiên cứu chỉ ra, táo giúp giảm tình trạng kháng Insulin ở bệnh tiểu đường. Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 400mg Polyphenol. Đây là một chất kích thích giải phóng Insulin ở tuyến tụy, giúp các tế bào tăng cường hấp thu đường. Điều này giúp cải thiện độ nhạy Insulin và giảm tình trạng kháng Insulin một cách hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường
Khi ăn táo, người tiểu đường sẽ được cung cấp một lượng nước và chất xơ đáng kể. Điều này giúp giảm tốc độ hấp thụ đường và làm tăng cảm giác no sau khi ăn, giúp kiểm soát đường huyết.
3 thời điểm tốt nhất người bệnh tiểu đường nên bổ sung táo
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh tiểu đường không ăn ăn vượt quá 1 quả/ngày, tương đương khoảng 180g. Khi ăn, họ nên chia nhỏ táo và ăn nhiều lần trong ngày, chỉ ăn khoảng ¼ đến tối đa ½ quả mỗi lần.
Thời điểm vàng cho việc tiêu thụ táo ở người bị bệnh tiểu đường là bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (khoảng một giờ sau khi ăn chính), và bữa chiều.
Để tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe, bạn nên ưu tiên lựa chọn táo xanh, bởi táo xanh có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn so với các loại táo khác. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét việc ăn cả vỏ táo, vì lượng chất xơ và chất chống oxy hóa tập trung nhiều ở vỏ táo, giúp cải thiện việc hấp thụ dinh dưỡng.