Bí quyết ăn trứng cho người suy thận: Lợi đủ đường nếu ăn đúng cách, đủ lượng
Trứng rẻ tiền, dễ mua, lại còn giàu giá trị dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh thận nếu biết cách chế biến phù hợp và ăn đúng lượng.
Giữ thận khỏe trong mùa hè: 6 cách đơn giản để cấp nước đúng cách cho cơ thể
Đây là 7 dấu hiệu cảnh báo suy thận giai đoạn đầu, lưu ý sớm để tránh phải lọc thận cả đời
9 thực phẩm 'vàng' giúp hỗ trợ thận khỏe, người đang suy thận nên ăn hàng ngày
Người bị suy thận có ăn được trứng?
Câu trả lời là có, nhưng cần ăn đúng cách.
Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, rất cần thiết cho quá trình duy trì chức năng tế bào, phục hồi mô bị tổn thương và duy trì khối lượng cơ bắp – điều mà người suy thận rất cần. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn và mức độ tổn thương thận, người bệnh có thể cần chế độ ăn hạn chế đạm, nghĩa là cần kiểm soát kỹ lượng trứng tiêu thụ.
Các chuyên gia khuyến nghị, người bệnh suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi đưa trứng vào chế độ ăn hàng ngày. Với những người không phải tuân thủ chế độ ăn quá nghiêm ngặt về protein, trứng hoàn toàn có thể là lựa chọn lý tưởng.

Lợi ích đáng giá của trứng đối với người bệnh thận
Không chỉ giàu protein, trứng còn mang lại hàng loạt lợi ích đáng chú ý cho sức khỏe thận:
Tăng cường cholesterol tốt (HDL)
Trứng chứa nhiều HDL – loại cholesterol “tốt” giúp làm sạch lòng mạch, hạn chế tích tụ cholesterol xấu (LDL) – một yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch và biến chứng tim mạch ở người bệnh thận.
Giàu chất chống oxy hóa
Hai hợp chất chống oxy hóa quan trọng là zeaxanthin và lutein có mặt trong lòng đỏ trứng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do – tác nhân góp phần vào suy giảm chức năng thận.
Kháng viêm tự nhiên
Trứng còn chứa phospholipid, một chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, việc bổ sung trứng đều đặn với lượng phù hợp có thể giúp giảm viêm – một trong những yếu tố khiến bệnh thận diễn tiến xấu hơn.
Hỗ trợ chuyển hóa chất béo
Phospholipid cũng hỗ trợ quá trình phân giải chất béo, từ đó cải thiện chuyển hóa – đặc biệt có ích với những người bệnh thận đang gặp rối loạn lipid máu.
Ăn trứng sao cho đúng khi bị suy thận?
Dù tốt nhưng trứng không nên ăn quá nhiều. Và dưới đây là một số nguyên tắc người suy thận cần lưu ý:
-
Chỉ nên ăn 3–4 quả trứng mỗi tuần. Việc lạm dụng có thể làm tăng cholesterol toàn phần và ảnh hưởng xấu tới tim mạch – một biến chứng thường gặp ở bệnh thận mãn tính.
-
Thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Tránh ăn vào buổi tối vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
-
Người bị sỏi thận nên tránh lòng trắng trứng, do có thể làm tăng nguy cơ lắng đọng khoáng chất và hình thành sỏi.
-
Ưu tiên trứng gà ta – loại trứng có giá trị dinh dưỡng cao hơn, ít chất béo và an toàn hơn so với trứng công nghiệp.
-
Không nên ăn trứng đã để qua đêm hoặc để nguội lâu. Trứng sau khi nấu nếu để lâu dễ bị biến chất, gây đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn uống đóng vai trò sống còn với người bệnh thận. Trứng nếu được sử dụng đúng cách sẽ là một “món ăn vàng” không chỉ giúp cải thiện dinh dưỡng, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm chậm tiến trình suy thận.
Tuy nhiên, mỗi người có thể trạng khác nhau, mức độ tổn thương thận khác nhau. Việc lựa chọn ăn trứng hay không, ăn bao nhiêu, ăn thế nào… cần được cá nhân hóa. Đừng tự ý điều chỉnh nếu chưa có sự đồng thuận từ bác sĩ điều trị.