Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 15/08/2024, 11:25 (GMT+7)

Chàng trai 29 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ 3 sai lầm 'chí mạng' khiến bệnh trở nặng

Thói quen thường xuyên thức khuya chơi game, ăn đồ ăn nhanh khi đang mắc bệnh tiểu đường đã khiến nam thanh niên 29 tuổi tử vong sau vài ngày nhập viện.

Tử vong do biến chứng tiểu đường ở tuổi 29

Gia đình & Xã hội thông tin về trường hợp của Lý Dương là nhân viên văn phòng, 29 tuổi, đang sống ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) bị biến chứng tiểu đường do thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ. 

Lý Dương nặng gần 100kg. Vài tháng trước, anh đi khám sức khỏe theo chế độ của công ty và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Dù đã được bác sĩ yêu cầu sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống nhưng anh không mấy bận tâm. Anh nghĩ rằng bản thân còn trẻ nên dù có bị tiểu đường cũng không quá nghiêm trọng.

tieu-duong
Ảnh minh họa

Lý Dương vẫn thường xuyên thức khuya chơi game, ăn đồ ăn nhanh hàng ngày. Món anh yêu thích nhất là nước ngọt có ga, gà rán và anh thường xuyên sử dụng các món này trước khi đi ngủ.

Khoảng 1 tuần trước, anh bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa sau bữa ăn. Tình trạng sức khỏe của anh ngày càng trầm trọng nên gia đình đã đưa anh đi viện cấp cứu.

Kết quả xét nghiệm ở viện cho thấy lượng đường trong máu của anh tăng cao bất thường, đạt mức 90mmol/L. Kết hợp với tiền sử mắc tiểu đường, bác sĩ chẩn đoán anh gặp biến chứng nhiễm toan ceton của bệnh tiểu đường. Các bác sĩ tiến hành bù dịch, truyền insulin và sử dụng thuốc để điều trị nhưng đáng tiếc anh đã không thể qua khỏi.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm khiến bệnh tiến triển nặng

Bác sĩ cho biết, với trường hợp của bệnh nhân này, anh bị béo phì, đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không chú trọng điều trị. Có có 3 thói quen có thế khiến lượng đường trong máu tăng cao, cụ thể:

Không phối hợp điều trị bệnh

Bệnh nhân Lý Dương dù đã được chẩn đoán mắc tiểu đường nhưng anh không dùng thuốc, cũng không thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường, khiến dễ gặp các biến chứng của bệnh.

Chế độ ăn uống bất hợp lý

ga-ran
Chế độ ăn uống bất hợp lý khiến bệnh tiến triển nặng

Bác sĩ cho biết, điều chỉnh chế độ ăn là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết. Nếu vẫn giữ chế độ ăn kém lành mạnh thì dù có uống nhiều loại thuốc, bệnh vẫn trở nặng. 

Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa và nhiều carbohydrate tinh chế. Việc lạm dụng những thực phẩm kể trên có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, từ đó khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.

Thức khuya

Thường xuyên thức khuya và thiếu ngủ có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone ghrelin, tăng cảm giác đói. Điều này sẽ khiến mọi người hình thành thói quen ăn vặt hay ăn khuya, từ đó làm tăng đường huyết.

Nguyên tắc cần biết khi điều trị bệnh tiểu đường

Theo Gia đình Việt Nam, khi điều trị tiểu đường, cần nắm những nguyên tắc sau để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tuân thủ chế độ ăn

Nguyên tắc đầu tiên, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường. Tuân thủ tốt chế độ ăn, sẽ làm tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc và làm giảm được liều thuốc cần dùng. Nếu không thực hiện tốt điều này, sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và thường phải tăng liều thuốc.

tieu-duong1
Người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn

Vận động thể chất đều đặn

Thực hiện hoạt động thể thao hàng ngày và giảm cân nặng với người béo phì có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, làm tăng hiệu quả của việc dùng thuốc và giảm được liều thuốc cần dùng. Tuy nhiên, chỉ nên tham gia những môn thể thao vừa sức, tránh tổn thương da và bàn chân như đạp xe, đi bộ, yoga…

Điều trị bằng thảo dược

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại thảo dược vào chế độ ăn uống của mình để quá trình điều trị tốt hơn. Có thể kể đến các loại thảo dược như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài…  

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

- Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất carbonhydrat: Chất này có trong cơm, gạo.

- Ăn các loại mì không trộn phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ...

- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt họ đậu. Khi ăn nên ăn cả các nhiều hơn là ép lấy nước bởi chất xơ trong phần này có vai trò quan trọng trong việc làm giảm đường, làm chập hấp thu đường và đỡ tăng lượng đường sau khi ăn.- Nên ăn các loại trái cây tươi ít đường: Táo, bưởi, cam quýt. Đây đều là những loại trái cây cung cấp nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

- Các loại thịt nạc: Axit linoleic tổng hợp (CLA) có nhiều trong thịt nạc, đặc biệt là thịt bò, chúng có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu.

- Cá biển: Trong cá biển có nhiều axit béo có tác dụng giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể.

Cùng chuyên mục