Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 12/12/2023, 10:04 (GMT+7)

Lá ngón là gì - Cách nhận biết và sơ cứu khi ngộ độc

Lá ngón là loài thực vật nổi tiếng ở núi rừng phía Bắc bởi vì chất kịch độc của nó. Bạn chỉ cần ăn từ 3 lá ngón trở lên sẽ mất mạng ngay tức khắc. Nhưng nhiều người vẫn không biết lá ngón là gì, chất độc của lá ngón nguy hiểm như nào mà chỉ cần ăn 3 lá là gây tử vong.

Bài viết dưới đây, cùng Tạp chí Tiếp thị & Gia đình giải đáp những thắc mắc liên quan về lá ngón nhé!

Tìm hiểu về cây lá ngón là gì

Lá ngón là gì, đây là loại cây còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo, đoạn có nghĩa là đứt, trường là ruột. Người ta cho rằng khi ăn vị này sẽ bị đứt ruột dẫn tới tử vong ngay tức khắc. Tuy nhiên, cần phải phân biệt với một loài cây gọi là lá ngón nhưng được ăn ở một số vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, dây đau xương cũng có họ hàng với lá ngón.

Tìm hiểu về cây lá ngón là gì? (Ảnh: sưu tầm)
Tìm hiểu về cây lá ngón là gì? (Ảnh: sưu tầm)

Cây lá ngón mọc ở nơi nào

Lá ngón là loại cây được mọc phổ biến ở Trung Quốc và miền rừng núi phía Bắc của Việt Nam như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình... Ngoài ra, loại cây này còn được tìm thấy ở một số nước vùng nhiệt đới như Lào, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, bắc Thái Lan.

Theo wikipedia đây là loại cây dây mọc leo, thân, cành không có lông và trên thân có khía dọc. Lá mọc đối xứng, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, ở phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn có chiều dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5 cm. Hoa được mọc thành chùm ở phần đầu cành hay xem ở kẽ lá, cánh hoa có màu vàng. Mùa hoa nở tháng 6, 8, 9. Quả lá ngón hình nang, màu nâu hình thon, chiều dài 1cm và rộng 0,5cm. Hạt nhỏ rìa nông mỏng màu nâu, hình thận.

Đây là một trong 4 loại quả có độc tính cao nhất, gồm cây sui, lá ngón, cây củ chi và trúc đào. Chính vì chỉ cần ăn 3 lá ngón sẽ khiến bạn mất mạng ngay lập tức.

Độc tính của lá ngón nguy hiểm đến cỡ nào

Trong lá ngón có chứa loại độc tính có thể giết người trong nháy mắt. Loại độc tố này là chất ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự của chất độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã chiết ra từ lá cây này như gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, koumin, 19α-hydroxygelsamydin. Trong đó hàm lượng koumin là cao nhất.

Đây là loại độc tố hết sức nguy hiểm. Loại độc tố chứa trong lá ngón rất nhanh chỉ mất 5-30 phút qua đường tiêu hóa và thời gian gây tử vong trung bình ở người từ 1-7 tiếng.

Lá ngón độc tính gây chết người (Ảnh: sưu tầm)
Lá ngón độc tính gây chết người (Ảnh: sưu tầm)

Những triệu chứng gây ngộ độc lá ngón

Những người bị ngộ độc cây lá ngón thường có các triệu chứng như khát nước, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau họng... Sau đó, người ngộ độc bị mỏi cơ, thân nhiệt cơ thể hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt và sùi bọt mép, bụng bị đau dữ dội, tim đấp yếu, khó thở, đồng tử giãn ra và tử vong rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cách xử trí khi người bị ngộ độc lá ngón

Lá ngón rất khó phân biệt đối với những người chưa lần nào gặp qua sẽ bị nhầm lẫn với một số loài cây khác. Nhất là đối với những bạn trẻ đi du lịch ở miền núi, nhỡ đâu bị trúng độc của lá ngón cần phải sơ cứu nhanh để không dẫn đến tình huống xấu nhất. Vì thế nếu không được phát hiện, sơ cứu và cấp cứu kịp thời, người trúng độc có thể mất mạng ngay sau 1-7 giờ đồng hồ ngộ độc.

Do vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón, bước đầu tiên cần nhanh chóng lấy chất độc ra khỏi cơ thể. Có thể sử dụng một số biện pháp loại bỏ chất độc nhanh chóng bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, dùng lông gà để kích thích gây nôn; và quan trọng nhất nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ các chất độc và ngăn chặn hấp thụ chất độc bằng cách rửa dạ dày, truyền dịch.

Cách xử trí khi bị ngộ độc lá ngón (Ảnh: sưu tầm)
Cách xử trí khi bị ngộ độc lá ngón (Ảnh: sưu tầm)

Một vài ứng dụng hữu ích của lá ngón

Trong y học hiện đại, lá ngón được sử dụng để điều trị eczama, nhiễm trùng răng, bệnh trĩ, phong, nhọt ngoài da, chống tổn thương và co thắt nhưng do độc tố cao nên chỉ hạn chế ứng dụng sử dụng ở ngoài da. Người ta điều trị mụn nhọt hiệu quả bằng cách giã lá ngón, sau đó tiến hành đắp lên vùng da bị nhọt vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, lá ngón còn được sử dụng để làm thuốc nhuộm tóc. Người ta sử dụng với liều lượng rất ít vì chứa độc tính khá cao. Chính vì thế để thuốc nhuộm ra khỏi tầm trẻ em.

Như vậy, bài viết trên đây Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đã giải đáp câu hỏi lá ngón là gì để bạn có thể hiểu thêm về loài cây độc tính này. Chính vì lý do trên bạn nên hạn chế tránh tiếp xúc, nhất là có tránh xa vòng tay của trẻ em.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Từ khóa:
Cùng chuyên mục