Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 11/12/2023, 09:03 (GMT+7)

Những ai không nên uống xạ đen? Một số lưu ý sử dụng xạ đen

Xạ đen từ lâu đã được xem là loại thảo dược quý trong Đông Y. Uống nước xạ đen có thể dùng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh và góp phần cải thiện sức khỏe. Song, những ai không nên uống xạ đen? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Uống lá xạ đen có tốt không? Công dụng tuyệt vời của cây xạ đen

Trước khi tìm hiểu uống xạ đen tươi có tốt không hay những ai không nên uống xạ đen, chúng ta cần hiểu rõ về loại cây này. Xạ đen là một loại cây thân leo, mọc thành bụi được trồng nhiều ở các tỉnh tây Bắc của Việt Nam. Loại cây này còn có tên gọi khác như bách giải, cây đông triều, cây dây gối,… Nhiều người còn gọi cây xạ đen là cây ung thư bởi trong xạ đen có chứa các hoạt chất có thể ngăn ngừa và phòng chống các tế bào ung thư hình thành và di căn đến nhiều vị trí trí khác.

Uống xạ đen mỗi ngày có khả năng điều trị ung thư hiệu quả (Ảnh: sưu tầm)
Uống xạ đen mỗi ngày có khả năng điều trị ung thư hiệu quả (Ảnh: sưu tầm)

Xạ đen là loại thảo dược dùng để điều trị các bệnh lý về gan. Những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao… đều có thể sử dụng loại cây này. Không những vậy, uống  còn có công dụng trong việc thanh lọc, giải độc cho gan, làm mát gan và hỗ trợ điều trị viên gan B rất tốt.

Xạ đen cũng là một vị thuốc quý xuất hiện nhiều trong những bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư. Thành phần dược chất trong cây đặc biệt rất tốt với những ai đang kết hợp liệu pháp hóa trị, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.

Đối với những người đang gặp vấn đề về huyết áp, mỡ máu cao hay đơn giản là suy nhược cơ thể, uống nước lá xạ đen cũng là cách hiệu quả. Có thể thấy, với những bệnh nhân nêu trên, uống lá xạ đen mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của họ.

Những ai không nên uống xạ đen?

Xạ đen là loại thảo dược quý và lành tính. Tuy nhiên, vì thành phần bên trong có khá nhiều loại dược chất nên có những trường hợp, đối tượng không thích hợp sử dụng loại cây này. Vậy những ai không nên uống xạ đen?

1. Người bị huyết áp thấp

Xạ đen có công dụng hạ huyết áp và duy trì huyết áp ở mức ổn định cho người mắc chứng cao huyết áp. Vì vậy, việc sử dụng cây xạ đen quá thường xuyên và liều lượng lớn cho người bị huyết áp thấp là điều không được khuyến khích.

2. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không nên tùy tiện sử dụng lá xạ đen nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Cơ thể phụ nữ mang thai đang có nhiều thay đổi nên việc dùng xạ đen có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, việc dùng cây xạ đen sẽ gây ra những tác động quá mạnh mẽ vì gan thận trẻ còn yếu chưa thể hấp thụ hay loại bỏ các dược chất có trong thuốc.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên uống xạ đen (Ảnh: sưu tầm)
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên uống xạ đen (Ảnh: sưu tầm)

3. Bệnh nhân bị suy thận

Xạ đen là loại thuốc rất tốt cho gan nhưng nếu bệnh nhân đang gặp phải các căn bệnh liên quan đến chức năng thận thì không nên sử dụng cây xạ đen. Thành phần dược chất trong xạ đen tương đối mạnh nên tình trạng thận suy yếu có thể diễn biến phức tạp và nặng nề hơn nếu phải lọc tạp chất có trong thuốc.

4. Người đang bị tiêu chảy

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy thì tốt nhất không nên uống nước xạ đen. Việc sử dụng cây xạ đen trong giai đoạn này có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

Dùng cây xạ đen có tác hại gì không?

Cây xạ đen lành tính nhưng không hẳn sẽ an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng. Loại cây này có thể gây ra những tác hại đến người dùng như:

1. Đau bụng, đi ngoài

Cây xạ đen rất tốt cho sức khỏe, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên sử dụng cây xạ đen để điều trị bệnh, trong những lần uống đầu tiên cơ thể chưa kịp làm quen nên có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài hay chướng bụng.

2. Bụng xuất hiện cảm giác cồn cào

Một trong những tác dụng phụ tiếp theo của cây xạ đen mà những ngày đầu tiên bệnh nhân có thể sử dụng đó là bụng cồn cào. Chỉ cần vài ngày sau khi cơ thể đã làm quen với các thành phần dược chất có trong cây xạ đen thì những cảm giác khó chịu này sẽ mất đi.

Cách pha trà uống lá xạ đen

Pha trà lá xạ đen được nhiều người áp dụng. Cách uống cũng giống như bạn hãm trà để uống hằng ngày. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Dùng khoảng 10g lá xạ đen khô cho vào ấm cùng 150ml nước sôi để tráng trà lần 1.

  • Bước 2: Đổ nước trà đi và tiếp tục rót nước sôi một lượng như nhau vào ấm lần 2. Lần này để hãm trong 10 – 15 phút. 

Cách pha trà xạ đen đơn giản (Ảnh: sưu tầm)
Cách pha trà xạ đen đơn giản (Ảnh: sưu tầm)

Cách nấu trà xạ đen

Với những người thường xuyên bận rộn không có nhiều thời gian để hãm trà, bạn có thể nấu nước một lần vào buổi sáng để uống cả ngày. Bạn chỉ cần lấy khoảng 15 – 20g lá xạ đen để cho vào ấm đun cùng 1.5 lít nước. Khi nước sôi để nấu thêm 5 phút nữa rồi mới chắt ra bình để uống cả ngày.

Trên đây là những thông tin bổ ích về cây xạ đen cũng như những ai không nên uống xạ đen. Mặc dù là loại thảo dược quý, song chúng ta không nên dùng tùy tiện để tránh những tác dụng phụ khi uống nước xạ đen. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã bỏ túi cho mình những cách uống nước xạ đen đúng cách. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục