Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 08/12/2023, 10:59 (GMT+7)

Cây xương khỉ trị bệnh gì - 6 tác dụng hiệu quả điều trị

Cây xương khỉ là loại thuốc quý trong y học cổ truyền và có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy cây xương khỉ trị bệnh gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Cây xương khỉ là cây như nào

Cây xương khi trị bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhưng trước khi giải đáp câu hỏi này thì chúng ta cùng tim hiểu qua cây xương khỉ nhé.

Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans hay có tên gọi quen thuộc là cây bìm bịp, bách giải hay mảnh cộng. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, lá mặt hơi nhẵn, với màu xanh thẫm. Lá non có thể sử dụng để nấu canh ăn. Lá khô có mùi đặc trưng như mùi cơm nếp, thường được dùng để ngâm bột gạo nếp và làm bánh

Cây có hoa màu đỏ hay màu hồng với chiều cao khoảng 3-5cm rủ xuống ngọn, bao phấn là màu vàng xanh, quả hình trùy, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

Loại cây này thường mọc hoang ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam và châu Á. Rau xương khỏ có mùi thơm nhẹ, có thể ăn sống và chủ yếu lá non được dùng để luộc hay nấu canh. Ngày nay, rau xương khỉ được sử dụng để ăn kèm lẩu thịt, lẩu cá hoặc nấu canh với thịt băm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. 

Trong cây xương khỉ có chứa các hoạt chất flavanoid rất cao. Đây là chất có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể đồng thời tăng cường được sức đề kháng của hệ miễn dịch và chất chống ung thư mạnh mẽ.

Ngoài ra, cây cũng chứa hàm lượng chất canxi lớn giúp tạo sự vững chắc của hệ xương và ngăn ngừa đau khớp. Ngoài ra còn chứa các axit amin, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Cây xương khỉ (Ảnh: sưu tầm)
Cây xương khỉ (Ảnh: sưu tầm)

Tác dụng của cây xương khỉ trị bệnh gì

Ngày nay, các thử nghiệm từ nghiên cứu khóa học nước ngoài cho thấy các chất flavonoid, glycerol, cerebrosid, glycosid,... ở trong cây có tác dụng làm chậm phát triển các tế bào ung thư. Đây là tác dụng to lớn của cây, bởi vì hiện nay cây thuốvc có tác dụng ung thư không có nhiều và chỉ tính trên đầu ngón tay. Ngoài tác dụng chữa bệnh ung thư thì cây xương khỉ còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh quan trọng hiệu quả như: 

  • Chữa xơ gan, vàng da: bạn có thể kết hợp cây xương khỉ với lá vọng cách, sâm đại hành, râu ngô và trần bì. Sắc hỗn hợp lên uống trong ngày.

  • Chữa ho: trong lá xương khỉ chứa nhiều chất để kháng chống lại vius viêm phế quả. Chính vì thế khi bị ngứa đau cổ, ngứa họng, đau đầu có thể lấy 8 lá cây xương khỉ để ăn. Mỗi ngày thực hiện ba lần và mỗi lần cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ.

  • Chữa đau dạ dày: bạn chỉ cần lấy 3 lá xương khỉ và cho ít muốt vào. Sau đó, mỗi ngày thực hiện nhai hơn rồi nuốt với nước, nên thực hiện 2 lần trước bữa ăn sẽ chữa bệnh hiệu quả hơn

  • Chữa bệnh trĩ: đây là căn bệnh thường gặp ở cuộc sóng hiện tại gây cảm giác khó và sinh hoạt khó khăn. Nhiều người sử dụng cây xương khỉ để đem lại những hiệu quả bất ngờ. Bạn lấy 8 lá xương khỉ tươi, rủa sạch, giã và đắp và vùng bị trĩ. Ngày thực hiện đều đặn 2 lầm/ngày, bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn

  • Tác dụng cầm máu: ho, chảy máu do chấn thược hoặc tiểu tiện ra máu, bạn có thể sử dụng cây thuốc để cầm máu.

  • Chữa lở loét và sẹo: bạn có thể bôi lên vùng da lở loét, bị sẹo nắm lá xương khỉ giã nát. Làm liên tục đều đặn trong vòng 2 tháng sẽ lấy lại được làm da mịn màng.

 Tác dụng của cây xương khỉ (Ảnh: sưu tầm)
Tác dụng của cây xương khỉ (Ảnh: sưu tầm)

Những ai nên và không nên sử dụng cây xương khỉ

Trường nên sử dụng cây xương khỉ: thảo dược phù hợp với cả người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt với những bệnh nhân men gan cao, hay đau nhức, tê thấp, người bị ung thư sẽ có công dụng rất cao.

Trường hợp không nên sử dụng cây xương khỉ: những người bị huyết áp thấp, cơ thể hàn nên chú ý trước khi sử dụng, bệnh nhân đang điều trị thoái hóa cột sống không năn sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ để chữa bệnh

  • Mặc dù cây xương khỉ có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh như để đảm  bảo được sự an toàn và hiệu quả, khi sử dụng cần chú ý những điều như dưới đây:

  • Sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo. Với dạng khô không lấy quá 40g/lần, khi đem pha chỉ sử dụng 10g khô.

  • Mặc dù là Tạp chí Tiếp Thị & Gia Đình nhưng khuyến cáo không nên dùng cho những người bị huyết áo thấy, chứng chân lạnh hoặc có biểu hiện hàn khí xâm nhập. Cần cẩn trọng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

  • Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem cách sử dụng chữa bệnh có nguồn gốc từ cây xương khỉ. Thông thường cần cách thời gian sử dụng tân dược ít nhất 1 giờ đồng hồ. 

  • Trong thời gian chữa trị bằng dược liệu cây xương khỉ, người bệnh nên kiêng ăn măng. Sử dụng dược liệu để trị ung thư thì cần tránh kết hợp với một số thực phẩm như sữa, tôm, thịt đỏ và một số chất kích thích và thức uống có cồn.

Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ chữa bệnh (Ảnh: sưu tầm)
Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ chữa bệnh (Ảnh: sưu tầm)

Như vậy, bài viết trên Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đã giải đáp câu hỏi cây xương khỉ trị bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng dược liệu. Cây xương khỉ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên bất cứ loại thuốc nào cũng có những chống chỉ định và tác dụng phụ nhất định.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục