Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 25/06/2024, 05:55 (GMT+7)

Gỡ vướng cho quảng cáo ngoài trời

Những vướng mắc liên quan đến hành lang pháp lý gây khó cho nhiều phía, khiến hiệu quả khai thác quảng cáo ngoài trời chưa cao, từ đó đặt ra sự cần thiết phải sớm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ “điểm nghẽn” cho quảng cáo ngoài trời.

Nhiều hạn chế, bất cập

Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, thay thế cho Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo tại Việt Nam, phù hợp với sự phát triển của hoạt động quảng cáo và xu thế hội nhập quốc tế.

Biển-quảng-cáo-ngoài-trời-–-cách-truyền-thông-thương-hiệu

Luật Quảng cáo ra đời đã điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo, từ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; trách nhiệm quản lý Nhà nước; các hành vi cấm; yêu cầu, điều kiện đối với nội dung quảng cáo; phương tiện quảng cáo cho đến các loại hình quảng cáo có yếu tố nước ngoài. Luật Quảng cáo đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các thủ tục và dịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Quảng cáo được coi là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian qua, hoạt động quảng cáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, chất lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, mà còn đóng góp cho việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với vai trò cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.

nh tòa nhà VPBank (1)

Tại Dự thảo Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nêu rõ, đến nay, một số quy định đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời đã bộc lộ bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời liên quan nhiều cấp, ngành, nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu phân cấp quản lý, các địa phương xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời phù hợp. Luật Quy hoạch năm 2017 đã xác định quy hoạch quảng cáo ngoài trời là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Tuy nhiên, Mục 6 (Điều 37 và Điều 38) Luật Quảng cáo năm 2012 lại giao UBND cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương.

dooh-digital-out-of-home-quang-cao-ngoai-troi-ky-thuat-so-13

Thực tế hiện nay, việc quy hoạch quảng cáo ngoài trời đang gặp nhiều khó khăn do thiếu quy định chi tiết về nội dung, trách nhiệm xây dựng và triển khai, đặc biệt là các quy định liên quan mục đích sử dụng đất thuộc vị trí quy hoạch, quy định về đấu giá vị trí quảng cáo.

Bên cạnh đó, bất cập nảy sinh từ thực trạng hoạt động quảng cáo trên màn hình nơi công cộng phát triển mạnh cũng được nhìn nhận. Hoạt động này áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chuyển tải nhanh và hiệu quả, song lại tiềm ẩn nguy cơ trong sử dụng âm thanh, ánh sáng hoặc bị tấn công gây mất trật tự giao thông, an toàn thông tin mạng. Tuy nhiên, Luật Quảng cáo hiện hành lại chưa có quy định về quản lý, thông báo sản phẩm quảng cáo trên màn hình, do đó gây khó khăn cho công tác quản lý của các địa phương.

quang-cao-pano-cho-dau-nhot-sonaimex-1-1067x800

Cùng với đó, các quy định của Luật Quảng cáo về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận và thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng-rôn, bảng quảng cáo, thời hạn treo băng-rôn, bảng quảng cáo, đoàn người thực hiện quảng cáo… cũng còn một số bất cập dẫn đến những khó khăn trong hướng dẫn tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quảng cáo. Cụ thể, chưa có cơ sở phân cấp quản lý phương tiện quảng cáo ngoài trời trong trường hợp cần thiết; thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính còn dài; chưa quy định thời hạn đặt bảng quảng cáo; thành phần hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo không phù hợp với thực tế…

Nêu dẫn chứng về thực trạng trên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, trong bối cảnh mỗi năm cả nước có hàng chục nghìn lượt hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo ngoài trời (năm 2022 có 12.408 hồ sơ về bảng quảng cáo, 15.149 hồ sơ về băng-rôn và 1.132 hồ sơ về đoàn người thực hiện quảng cáo), những bất cập trên làm tăng thời gian, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, người dân cũng như giảm hiệu lực quản lý Nhà nước.

dooh-digital-out-of-home-quang-cao-ngoai-troi-ky-thuat-so-18

Gỡ vướng cho quảng cáo ngoài trời

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho hay, ngành quảng cáo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mảng quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên trên thực tế, quảng cáo ngoài trời còn gặp một số vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý, các quy định hướng dẫn, dẫn đến việc khai thác chưa hiệu quả.

nh 1
Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nêu rõ: “Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo là nói vống, là nói không đúng sự thật. Nhưng với chúng tôi hiện nay, quảng cáo là ‘mua bán niềm tin’, truyền tải thông điệp của các nhãn hàng đến với khách hàng một cách trung thực nhất, để người tiêu dùng có nhìn nhận đúng về sản phẩm. Do đó, chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý hiểu được việc này, để đóng góp chung cho kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời, để người dân thấy rằng, hoạt động quảng cáo là một phần trong cuộc sống hàng ngày!”.

Cũng theo ông Sơn, để ngành quảng cáo lấy lại niềm tin cần phải làm trong sạch thị trường quảng cáo từ trên xuống dưới, trong đó có quảng cáo ngoài trời. Đây là vấn đề rất cấp thiết khi quảng cáo ngoài trời còn lộn xộn, chưa theo quy hoạch.

Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam kiến nghị, trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý, cần có các quy định để tạo thông thoáng về thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục, cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

nh 2
Ông Vũ Đức Sơn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Bizman.

Ông Vũ Đức Sơn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Bizman cho biết, là doanh nghiệp hoạt động từ năm 2003, đến nay, Bizman đã đầu tư và khai thác một số bảng quảng cáo tấm lớn ngoài trời, bảng màn hình Led nội đô và sân bay trên địa bàn TP Hà Nội cũng như tại các tỉnh, thành khác trên cả nước.

Tuy nhiên, Bizman nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Trong đó, về thông báo sản phẩm quảng cáo tấm lớn còn có khó khăn, bất cập. Cụ thể, hiện nay Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang tạm dừng tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo bảng tấm lớn cột trụ trên cao tốc, quốc lộ… Việc này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng quảng cáo do một số khách hàng yêu cầu phải có giấy thông báo sản phẩm mới ký kết hợp đồng, đồng thời cũng khó khăn trong việc giải trình hồ sơ pháp lý với cơ quan quản lý.

Do đó, doanh nghiệp kiến nghị UBND TP Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xem xét cho phép tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trở lại, để doanh nghiệp có được giấy thông báo sản phẩm quảng cáo bảng tấm lớn cột trụ trên địa bàn.

Liên quan đến các phương tiện quảng cáo ngoài trời hiện hữu, đại diện Công ty CP quảng cáo thương mại TM Hà Nội đề xuất cho giữ lại các bảng quảng cáo có kích thước chưa đúng nếu không quá ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực; nếu cần chỉnh sửa thì đề xuất tạo điều kiện để doanh nghiệp chỉnh sửa phù hợp với quy chuẩn hiện hành.

nh 3
Ông Nguyễn Bá Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần quảng cáo thương mại TM Hà Nội.

Để khắc phục những bất cập nêu trên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo sẽ bổ sung một số quy định mới về hoạt động quảng cáo ngoài trời. Cụ thể, cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo như sau: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động quảng cáo, chính sách phát triển ngành công nghiệp quảng cáo, quy hoạch quảng cáo ngoài trời: bổ sung thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn treo băng rôn, bảng quảng cáo trên địa bàn”.

Đối với quy hoạch quảng cáo ngoài trời, cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung các quy định tại Điều 37 về nội dung quy hoạch quảng cáo ngoài trời và các nguyên tắc khi xây dựng quy hoạch: Không mâu thuẫn hoặc xung đột với quy hoạch cao hơn; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội và mỹ quan đô thị; tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực; tính khách quan, công khai, minh bạch; sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các khu vực giáp ranh; nguyên tắc kế thừa các vị trí; đối tượng lấy ý kiến khi xây dựng quy hoạch; nguyên tắc về mục đích sử dụng đất thuộc vị trí quảng cáo đã được phê duyệt.

Tiếp đó, sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời như: Lập (điều chỉnh) và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương; bảo đảm hoạt động quảng cáo ngoài trời tại địa phương luôn thuộc các thời kỳ quy hoạch; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện quy hoạch; lập (điều chỉnh) quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương; trách nhiệm công khai, đăng tải nội dung quy hoạch; phê duyệt bổ sung mục đích sử dụng đất đối với đất tại các vị trí quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định về quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo: Quy định về âm thanh, độ sáng, trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng; trình tự, thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền của địa phương. Sửa đổi, bổ sung số lượng hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, thời hạn nộp hồ sơ…

Cùng chuyên mục