Doanh nghiệp ngang nhiên quảng cáo khi chưa có giấy phép, xử lý thế nào?
Chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt vẫn ngang nhiên quảng cáo "láo" trên các nền tảng.
Liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm
Danh sách cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực y tế bị phạt hành chính được Sở Y tế TP.HCM công khai mới đây có nhiều công ty dược mỹ phẩm, phòng khám được điểm tên với hành vi quảng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Trong đó có Công ty TNHH Nha khoa Tất Thành có địa chỉ tại 63 Nguyễn Văn Quá, phương Tân Hưng, Quận 12, TP.HCM; Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Medugroup (xóm 1, thôn Dư Xá, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có địa chỉ vi phạm tại 38 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 2, TP.HCM; Công ty Cổ phần Quốc tế Sức khỏe Việt địa chỉ tại 218A Thành Thái, phường 15, Quận 10, TP.HCM; Công ty TNHH Med Service - Y2 (Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, TPHCM) có địa chỉ vi phạm tại Chi nhánh Công TNHH Med Service - Phòng khácm đa khoa Medigo - Nhà thuốc Medigo số 296 Trần Não, khu phố 2, phường Khánh An, thành phố Thủ Đức, TP.HCM,...
Theo văn bản xử phạt của Sở Y tế TP.HCM trên Cổng thông tin điện tử Sở Y tế TPHCM, bên cạnh hành vi quảng cáo "láo", các doanh nghiệp nói trên còn có nhiều hành vi vi phạm khác. Do đó, ngoài buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo mà nội dung quảng cáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, các doanh nghiệp này còn bị xử lý vi phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Quốc tế Sức khỏe Việt (218A Thành Thái, phường 15, Quận 10, TP.HCM) bị xử phạt 45 triệu đồng cho hành vi quảng cáo sản phẩm, hãng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo.
Công ty TNHH Nha khoa Tất Thành (63 Nguyễn Văn Quá, phương Tân Hưng, Quận 12, TP.HCM) bị xử phạt 53 triệu đồng cho hành vi quảng cáo sai quy định, niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và lập sổ khám bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Medugroup (38 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 2, TP.HCM) bị xử phạt 127 triệu đồng cùng các hành vi vi phạm khác như sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa (lô hàng bao gồm 200 hộp sản phẩm Medulax Expert Peeling Serum), không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền trước khi tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
Ngoài phạt tiền, Thanh tra Sở Y tế TPHCM còn xử phạt bổ sung buộc Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Medugroup đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa.
Cùng đó, công ty còn buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật; buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo mà nội dung quảng cáo chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.
Công ty TNHH Med Service - Y2 Hồng Lĩnh (296 Trần Não, khu phố 2, phường Khánh An, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) bị xử phạt 122,7 triệu đồng cùng các hành vi vi phạm khác như hoạt động biển hiệu không đầy đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật; người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; không đeo tên biển; không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức phòng khám đa khoa; hông bảo đảm đầy đủ thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Bên cạnh nộp phạt, công ty bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám trong 4,5 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong 6 tháng.
Quảng cáo khi không được cấp phép, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP) quy định, doanh nghiệp phải xin cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần phải được cấp phép giấy xác nhận nội dung quảng cáo bao gồm thuốc; mỹ phẩm; thực phẩm, phụ gia thực phẩm; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; trang thiết bị y tế; sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Theo đó, những nội dung quảng cáo thuộc danh sách các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trên phải được cấp giấy xác nhận trước khi thực quảng cáo. Trường hợp phương tiện quảng cáo là bảng quảng cáo, băng rôn hoặc tổ chức đoàn người, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 30 và điểm c khoản 1 Điều 36 Luật Quảng cáo 2012.
Các tổ chức có hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng nếu quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng; và bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo.
- Quảng cáo mỹ phẩm không phép, Công ty San Mira và loạt doanh nghiệp bị 'tuýt còi'
- Mạo danh bác sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo thực phẩm chức năng: Tại sao chưa quản lý được?
- Quảng cáo thực phẩm chức năng trôi nổi trên mạng xã hội, xử lý thế nào?
- Buổi trình diễn đèn bằng năng lượng mặt trời được kỷ lục Guinness công nhận
- Chỉ đạo nóng của Thủ tướng với hoạt động livestream bán hàng
- 'Nụ hôn' Vinhomes Royal Island đánh thức 'nàng công chúa' ngủ yên nơi đất Cảng
- 'Cho phép chủ đầu tư tăng mật độ xây dựng sẽ giảm giá nhà ở xã hội'
- Chi tiết mẫu thẻ Căn cước mới áp dụng từ ngày 1/7/2024, người dân nhất định phải nắm rõ
- Samsung Galaxy Watch 7 và Galaxy Watch Ultra sắp ra mắt được trang bị những gì?