Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 26/09/2023, 11:28 (GMT+7)

Đau mắt đỏ có lây qua đường nhìn không?

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ rất dễ lây cho cả nhà. Vậy nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có lây không?

Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát mạnh thành dịch bệnh, lan rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Số ca bệnh không ngừng tăng cao, đặc biệt là trẻ nhỏ, ở độ tuổi đi học.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) nhìn chung thường lành tính ít gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại ảnh hưởng nhiều sinh hoạt, học tập và công việc. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, dịch mắt, nước bọt, bắt tay hoặc dùng chung khăn mặt. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các tiếp xúc trung gian như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nước bể bơi…

dau mat do Tiepthigiadinh H1
Đau mắt đỏ không lây qua đường nhìn

Bởi đặc tính dễ lây lan mà nhiều người cho rằng bệnh nhân đau mắt đỏ cần đeo kính râm và cách ly với người khác vì sợ "nhìn nhau cũng có thể lây".

Tuy nhiên, TS. BS. Đặng Xuân Nguyên - Hội Nhãn khoa Việt Nam khẳng định quan niệm này không đúng. Việc đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính mà vẫn dùng chung khăn, chậy rửa mặt, vẫn dùng chung đồ và tiếp xúc gần để bị dính những giọt bắn khi bệnh nhân do, hắt hơi… thì vẫn bị lây bệnh. Vì thế nên đau mất đỏ mới dễ lây lan khi trẻ đi học ở trường và giữa những người trong gia đình.

Bệnh đau mắt đỏ thường do virus nên không có thuốc kháng sinh đặc hiệu. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua để sử dụng vì thuốc có thể làm giảm miễn dịch của kết mạc, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như viêm loét giác mạc, làm bệnh tiến triển kéo dài…

Hằng ngày, người bệnh cần rửa mắt bằng nước muối vô khuẩn, chườm lạnh mắt để giảm sưng viêm, đeo kính để tránh các kích thích gió bụi vào mắt. Ăn uống đủ chất, đủ vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tốt nhất là bệnh nhân nên được nghỉ làm việc 3-5 ngày để bệnh dễ hồi phục và tránh lây nhiễm cho người khác.

Các chuyên gia cũng lưu ý người bệnh đau mắt đỏ cần tránh các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng như đắp các loại lá thuốc, xông hơi lá trầu, tra nước cốt chanh, nước tiểu, sữa mẹ, mật gấu, nha đam, thậm chí đắp thịt ếch nhái vào mắt… Các phương pháp không có cơ sở khoa học này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Cùng chuyên mục