Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 05/09/2023, 11:18 (GMT+7)

Dấu hiệu nào cho thấy bố mẹ đang kiểm soát con quá mức?

Bố mẹ luôn dành tình yêu thương vô bờ bến cho con cái. Tuy nhiên, nếu yêu thương không đúng cách có thể biến thành sự kiểm soát quá mức khiến con khó phát triển tốt được.

Quá chú trọng an toàn

kiem soat con Tiepthigiadinh H1
Kiễm soát quá mức làm kìm hãm sự phát triển của con

Quan tâm đến sự an toàn của con cái là rất tốt. Tuy nhiên, quá để ý đến an toàn mà lo sợ không cho con tham gia những hoạt động tập thể sẽ kìm hãm sự phát triển của con. Khi trẻ học tập và chơi đùa, những bố mẹ này luôn theo sát con và làm hết mọi việc cho con, không để cho chúng được làm sai và rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Khi thực hiện một nhiệm vụ, trẻ phải chấp nhận rủi ro và chính thất bại sẽ khiến trẻ thu thập kinh nghiệm, trưởng thành hơn. Đừng biến sự sợ hãi quá mức của bố mẹ trở thành sự thiếu tự tin và thiếu kỹ năng sống của con.

Không cho con cái được riêng tư

Kiểm soát con quá mức là không cho con có thời gian và không gian riêng tư. Bố mẹ cảm thấy phải ở bên con mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo mọi việc diễn ra trong tầm kiểm soát và theo ý bố mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ lo lắng, không tự tin khi phải rời xa vòng tay gia đình.

Thích điều khiển

kiem soat con Tiepthigiadinh H2
Điều khiển con thái quá khiến con không thể tự quyết định vấn đề của mình

Cha mẹ "trực thăng" thường phàn nàn, đấu tranh với giáo viên về những hành động họ nghĩ gây ảnh hưởng đến con. Chẳng hạn, khi con tham gia đá bóng, chơi thể thao ở trường, cha mẹ sẽ yêu cầu giáo viên phải làm điều này điều kia để có lợi cho con. Hành động tưởng chừng vì lợi ích của con này lại khiến các bé không thể tự giải quyết vấn đề và chấp nhận sự bất công trong cuộc sống sau này.

Tạo ra những điều lệ nghiêm khắc

Nhiều bố mẹ nghiêm khắc và thích kiểm soát cũng mong muốn con cái đạt thành tích cao. Họ thường đặt kỳ vọng quá cao so với khả năng của con. Thế nhưng, hành động này sẽ khiến bố mẹ mệt mỏi, con cái áp lực, dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình. Thậm chí, một số bố mẹ còn đổ lỗi cho người khác về thất bại của con mình, từ đó trẻ sẽ hình thành thói quen chối bỏ trách nhiệm cá nhân.

Không thừa nhận sự trưởng thành của con

Tâm lý thông thường của những người làm cha làm mẹ đều coi con là đứa trẻ kể cả chúng có lớn tuổi đến đâu. Dù vậy, bố mẹ cũng nên để con tự lập. Đừng chăm chút cho con như những đứa trẻ chưa thể tự làm gì. Đó là cách nhanh nhất để biến con thành người kiêu ngạo, lười biếng và thụ động.

Cùng chuyên mục