Khi hoa cúc “khuyết” nở rộ: G-Dragon đến Việt Nam và cuộc đua bắt trend đầy sáng tạo của các thương hiệu
Không bỏ lỡ sự kiến "hút fan" bùng nổ này, các thương hiệu Việt thi nhau biến tấu hoa cúc khuyết cánh biểu tượng của G-Dragon theo phong cách riêng của mình.
Tối ngày 12/5, mạng xã hội Việt Nam bất ngờ bùng nổ với hình ảnh một bông hoa cúc trắng thiếu một cánh – biểu tượng quen thuộc của PEACEMINUSONE, thương hiệu thời trang do G-Dragon sáng lập. Nhưng điều khiến cư dân mạng sục sôi hơn cả, chính là nơi phát ra tín hiệu này: fanpage chính thức của VPBank.

Dù không một lời giải thích, ai tinh ý cũng có thể đoán ra, đây là màn “thả thính” cực nghệ cho một sự kiện lớn. Và quả nhiên, sáng 13/5, VPBank xác nhận: G-Dragon sẽ đến Hà Nội tham dự đại nhạc hội “VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025” tại SVĐ Mỹ Đình vào ngày 21/6.

Thông tin vừa công bố đã nhanh chóng gây chấn động cộng đồng fan K-pop nói riêng và những người yêu nhạc nói chung. Nhưng song song đó, một hiện tượng thú vị cũng đồng thời bùng nổ: các thương hiệu Việt thi nhau “biến tấu” hoa cúc khuyết cánh – biểu tượng cá nhân đầy ý nghĩa của G-Dragon – theo phong cách riêng của mình.

KOI Thé bắt trend đầy hấp dẫn ấn
Chỉ vài giờ sau thông báo chính thức, “cơn bão hoa cúc khuyết” lập tức tràn ngập mạng xã hội với đủ phiên bản sáng tạo từ các thương hiệu lớn nhỏ. Từ ngành tài chính, đồ ăn nhanh đến thời trang hay mỹ phẩm – tất cả đều tranh thủ khoảnh khắc “vàng” để bày tỏ sự chào đón G-Dragon theo cách riêng.

Burger King tham gia "cuộc vui"
Điểm chung của các thương hiệu thành công trong làn sóng này là gì? Đó là khả năng nắm bắt xu hướng cực nhanh, sáng tạo nội dung đúng thời điểm và quan trọng nhất là thể hiện được chất riêng trong khi vẫn giữ được tinh thần biểu tượng gốc.

Ahamove gia nhập trend ấn tượng
Sự kiện này cho thấy rõ một điều: với thị trường Việt Nam hiện nay, bắt trend không còn là chuyện "nhảy vào cho vui" mà thực sự là một chiến lược marketing hiệu quả để tiếp cận thế hệ người tiêu dùng trẻ – đặc biệt là Gen Z.

Những thương hiệu biết cách cá nhân hoá xu hướng theo phong cách riêng không chỉ tạo được sự thích thú nhất thời mà còn xây dựng được mối liên kết cảm xúc dài lâu với khách hàng. Trong trường hợp lần này, thông điệp "chào đón G-Dragon" không chỉ dừng ở việc “ăn theo” biểu tượng, mà còn là cách để thương hiệu thể hiện sự thấu hiểu văn hoá đại chúng, sự nhanh nhạy và tinh thần cởi mở với sáng tạo.