Thứ sáu, 27/12/2024, 11:09 (GMT+7)

Độc lạ cách tiếp thị 'kém thân thiện' giúp ứng dụng thành công trên toàn thế giới

Dù bị chỉ trích bởi chiến lược tiếp thị kém thân thiện, ứng dụng học tiếng anh Duolingo vẫn mang lại thành tích đáng nể, trở thành ứng dụng giáo dục được tải xuống nhiều nhất thế giới.

Thời gian qua, Duolingo liên tục nhận các phàn nàn của người dùng. Lý do bắt nguồn từ những lời nhắc của ứng dụng này, bao gồm những lời nhắn chỉ trích người dùng và biểu tượng chim cú buồn bã, thậm chí gần như chết lặng khi người dùng không sử dụng ứng dụng học ngôn ngữ. 

"Rõ ràng là chú cú thực sự mệt mỏi khi phải nhắc nhở mọi người làm bài tập", người đứng đầu bộ phận truyền thông xã hội của Duolingo trên TikTok cho biết khi nhắc đến vẻ ngoài buồn bã của con cú. Điều này cho thấy rõ ràng nền tảng học tập phổ biến này đang sử dụng chiến lược gây hấn thụ động để giữ sự tương tác của người dùng.

Doulingo thành công nhờ 'dọa nạt' người dùng
Doulingo thành công nhờ 'dọa nạt' người dùng đến hình ảnh chú cú biểu tượng bực tức nếu người dùng không sử dụng ứng dụng học ngôn ngữ.

Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích về chiến lược tiếp thị kém thân thiện, ứng dụng học tiếng anh Duolingo vẫn mang lại thành tích đáng nể. Mỗi ngày, ứng dụng này có khoảng 24,2 triệu người đăng nhập để học một trong 42 ngôn ngữ, trở thành ứng dụng giáo dục được tải xuống nhiều nhất thế giới với 80 triệu người dùng.

Nói về chiến lược tiếp thị của Duolingo, Yolanda Cambra, chuyên gia về tâm lý tiếp thị và bán hàng cho biết, như nhiều ứng dụng phổ biến khác, Duolingo đã chuyển sang game hóa để thu hút người dùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong khi các ứng dụng khác phải vật lộn để duy trì chiến lược thì Duolingo đã xây dựng được chiến lược tiếp thị độc đáo, tạo nên tác động lớn đến hành vi và tâm lý của người dùng thông qua biểu tượng con cú. 

Bên cạnh đó, việc thiết kế ứng dụng giống với trò chơi điện tử cũng tạo nên hứng thú đối với người dùng. "Nó khiến người dùng bị cuốn hút với các chuỗi ngày, cấp độ để mở khóa và huy hiệu cho các mục tiêu đã đạt được. Điều này kích hoạt dopamine trong não, giúp tăng cường động lực để quay lại ứng dụng ngày này qua ngày khác. Và khi bạn thêm khả năng cạnh tranh với bạn bè và theo dõi vị trí của mình trong bảng xếp hạng, mức độ tương tác của người dùng sẽ tăng lên nhiều hơn nữa" - chuyên gia giải thích. 

Tuy nhiên, ngay cả với chiến lược game hóa, thái độ gây hấn thụ động của Duolingo không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực nếu nó tiếp diễn quá lâu. Điều này khiến sẽ người dùng cảm thấy tồi tệ về bản thân có thể gợi lên cảm giác tội lỗi và xấu hổ, có khả năng kích hoạt phản ứng phòng thủ.

"Nếu mọi người cảm thấy như thể họ liên tục phải đối mặt với những lời nhắc nhở về thất bại của mình, họ có thể không còn thấy vui nữa và sẽ lờ đi" - vị chuyên gia khẳng định. 

Cùng chuyên mục