Thứ sáu, 14/04/2023, 06:00 (GMT+7)

Chiến dịch Marketing đột phá nhằm chinh phục thế hệ GenZ đối với ngành F&B

P.V(Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thế hệ GenZ là mục tiêu lớn trong ngành F&B, muốn chiếm trọn “trái tim” của những vị khách tiềm năng này cần phải có chiến dịch marketing đột phá.

Tại sao ngành F&B không nên bỏ qua thế hệ GenZ?

Những bạn trẻ sinh vào khoảng từ 1995 – 2000 được định nghĩa là thế hệ GenZ, hay chính xác hơn là những công dân mạng. Nói vậy là bởi hiện nay mạng xã hội là cuộc sống của họ, từ mua sắm, giải trí, ăn uống đến giao tiếp.

Độ tuổi trẻ trung nên GenZ có xu hướng thể hiện bản thân, cá tính và khẳng định cái tôi của mình. Đồng thời có chính kiến và phong cách sống riêng. Tính cách này của GenZ đã mở ra cho ngành marketing nhiều cơ hội và thách thức. Hiện nay, các thương hiệu không chỉ bán hàng thông thường mà còn tập trung chinh phục thế hệ GenZ.

Nói về ngành F&B (viết tắt của Food and Beverage, là dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống). Có 2 lý do chính mà ngành này nên tập trung thu hút GenZ:

Thứ nhất, trong 10 năm tới, Gen Z là người tiêu dùng nắm giữ vai trò quan trọng và trong tương lại họ là nguồn doanh thu chính cho ngành F&b nói riêng và thị trường kinh tế nói chung.

gen-z

Thứ hai, việc tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng này sẽ giúp thương hiệu hình thành mối liên kết cảm xúc. Khi đã chiếm được tình cảm thì có thể biến họ thành khách hàng trung thành của mình.

Bên cạnh đó, hành vi, thói quen ăn uống của thế hệ GenZ được thể hiện rất rõ. Họ sẽ dành thời gian nghiên cứu về địa chỉ muốn dùng bữa và lên kế hoạch chu đáo. Do tính cách ưa khám phá nên họ sẵn sàng chọn các thực đơn độc đáo, sáng tạo. Khi ăn ngoài hay đặt đồ ăn trên các app food, họ lựa chọn lành mạnh và phù hợp với túi tiền. GenZ thường thích ăn vào những khung giờ vắng khách nếu được giảm giá, đây là cơ hội cho các quán ăn, nhà hàng tăng doanh thu ngoài giờ cao điểm. Thời gian tập trung vấn đề của GenZ ít hơn nên các chiến lược marketing cần nhanh chóng và thông điệp truyền tải phải ấn tượng.

Để hạ gục thế hệ GenZ, ngành F&B có thể tham khảo một số chiến dịch marketing sau:

Social media marketing

GenZ sinh ra và lớn lên trong thời đại social media và thế hệ này dành rất nhiều thời gian trên những nền tảng số. Do đó, cách thức đầu tiên nhằm thu hút GenZ chính là chiến lược social media marketing:

TikTok

Vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của TikTok đã làm thay đổi khá nhiều đến tư duy, lối sống của giới trẻ. Đặc biệt, TikTok còn có thể điều hướng người xem theo xu hướng. Chính vì vậy các ngành hàng F&B không thể bỏ qua.

Thêm vào đó, các clip rivew quán ăn, nhà hàng đăng tải trên TikTok cũng gây sự chú ý không nhỏ đối với GenZ. Từ chú ý, quan tâm, họ tới ăn và trải nghiệm. Nếu đồ ăn ngon, dịch vụ tốt, họ sẽ quay lại, thậm chí chia sẻ và đánh giá trải nghiệm lên trang cá nhân của mình, đây là phương thức quảng cáo đạt kết quả cao.

Instagram 

Instagram cũng phát triển khá mạnh với giao diện tương tác, thân thiện với người dùng. Điều này đã khiến Instagram thú vị đối với Gen Z. 

Nền tảng này cho phép ngành F&B đưa hình ảnh nhà hàng từ không gian, nội thất, thực đơn, đến nguyên liệu nấu,… Hay bất kỳ đặc điểm nổi bật nào của nhà hàng để thu hút và tạo tương tác với Gen Z.

Facebook

Facebook cỏ vẻ ít được Gen Z chú ý hơn, tuy nhiên mạng xã hội này vẫn đang được sử dụng nhiều nhất. Do có khả năng nhắm mục tiêu cao dựa trên độ tuổi, vị trí và hành vi người dùng nên việc chạy các chiến dịch marketing chắc chắn hơn.

Các ngành hàng có thể chạy quảng cáo tính phí trên Facebook để thu hút GenZ. Chẳng những thế, Facebook còn có tính năng tạo sự kiện trên Fanpage để bạn có thể mời các khách hàng tiềm năng tham gia.

Influencer marketing

Influencer marketing là một hình thức ngày càng phổ biến và được thế hệ Gen Z đón nhận tích cực. Giới trẻ giờ đây sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin về thần tượng, những người nổi tiếng hơn là các thương hiệu.

thế-hệ-gen-z

Khi người nổi tiếng, thần tượng của họ đưa ra ý kiến, chia sẻ trải nghiệm về thương hiệu nào đó thì GenZ thường có xu hướng đồng cảm và tin tưởng hơn. Vì vậy, các chủ nhà hàng có thể hợp tác với những blogger chuyên trải nghiệm về ẩm thực hoặc những nghệ sĩ trẻ nổi tiếng.

Tổ chức sự kiện nhà hàng

Tổ chức sự kiện cho nhà hàng sẽ tạo tiếng vang ở khu vực nhà hàng đang hoạt động và thu hút khách hàng mới.

Các sự kiện có liveshow âm nhạc, EDM party,… sẽ rất dễ khiến GenZ chú ý đến. Họ luôn có nhiều năng lượng, luôn tìm kiếm những địa điểm phù hợp với “cảm xúc”.

Tạo các chương trình khách hàng thân thiết

GenZ luôn chú ý đến các chương trình giảm giá, khách hàng thân thiết để có bữa ăn ngon mà không tốn nhiều chi phí do khả năng chi tiêu có hạn.

Ngành F&B có thể tham khảo một trong hai loại chương trình khách hàng thân thiết:

Dựa trên mức độ chi tiêu: Khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tương ứng với số tiền mà họ đã chi tiêu. Chương trình này thường phù hợp cho các nhà hàng sang trọng, nơi khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.

Dựa trên lượt ghé thăm: Chương trình này phù hợp với nhà hàng ăn uống bình dân hoặc phục vụ nhanh, nơi khách hàng có tần suất ghé thăm cao nhưng xu hướng chi tiêu ít hơn. Chúng ta có thể cung cấp đồ uống miễn phí hay món ăn phù hợp vào mỗi lần khách ghé đến nhà hàng (lần thứ 5, thứ 10,…).

Cùng chuyên mục