Cha mẹ nên làm gì để trẻ tự tin hơn?
Một đứa trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng khi trẻ tự tin, trẻ sẽ hoàn thành các công việc dễ dàng hơn và tích cực phấn đấu rèn luyện bản thân phát triển tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn trẻ hình thành mặc cảm tự ti từ giai đoạn trẻ thơ. Tự ti quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về nhân cách, nhận thức, thậm chí là sức khoẻ, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Nếu không được chăm sóc và giáo dục đúng cách, trẻ sẽ gặp phải những về đề như:
Về nhận thức: Trẻ tự tin luôn nhạy cảm với những điều tiêu cực và những lời chỉ trích nên sẽ tự đánh giá thấp bản thân và luôn cảm thấy người khác coi thường mình. Trẻ quá quan tâm đến nhận xét của người khác nên dễ bị trầm cảm và tỏ ra chán nản mà cha mẹ không thể tìm ra nguyên nhân.
Về ngôn ngữ: Theo kết quả của các cuộc khảo sát, hơn 80% trẻ tự ti đều thiếu kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ thường có thể biểu hiện nói lắp hoặc thiếu cảm xúc khi diễn đạt, vốn từ vựng cũng nghèo nàn hơn…
Về giao tiếp: Trẻ tự ti thường tỏ ra rụt rè quá mức, không muốn chơi với bạn bè. Từ đó, dẫn đến việc chũng thường khó giao tiếp với mọi người.
Ngược lại, nếu được cho mẹ xử lý đúng cách, tự ti có thể trở thành động lực bên trong để trẻ phấn đấu tiến bộ. Để giảm bớt tổn thương tâm lý cho trẻ và hình thành sự tự tin cho trẻ, cha mẹ cần:
Khen trẻ đúng cách và ít chỉ trích trẻ hơn
Không đứa trẻ nào thích bị cha mẹ la mắng và đổ lỗi mọi lúc. Trẻ càng được khen thì càng tiến bộ, càng bị chê thì càng sa sút. Cha mẹ nên bớt tập trung vào những khuyết điểm nhỏ của con mà nên tìm hiểu thêm về những ưu điểm và đánh giá trẻ đúng mức, khen và động viên trẻ đúng lúc để trẻ tự tin hơn về khả năng của bản thân
Đừng kiểm soát mà hãy đồng hành bên trẻ
Việc cha mẹ quan tâm thái quá đến trẻ và “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ vô tình lấy đi cơ hội để trẻ tự khẳng định khả năng. Thay vì kiểm soát, hãy đóng vai trò như một người bạn đồng hành để trẻ tự do và chủ động phát triển. Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Vượt qua những khó khăn và mặc cảm từ nhỏ giúp trẻ khi lớn lên sẽ có những kỹ năng giải quyết các việc trong cuộc sống một cách độc lập và tự tin hơn.
Hạ thấp kỳ vọng
Cha mẹ không nên lúc nào cũng chú trọng vào điểm số mà hãy tập trung vào quá trình phát triển của con hơn là kết quả. Tiềm năng phát triển của trẻ còn rất lớn, trẻ còn cả một tương lai phía trước nên một bước lùi tạm thời không có nghĩa là trẻ sẽ luôn tụt hậu trong tương lai.
Có thể vạch xuất phát của trẻ không cao, nhưng điều cha mẹ nênchú ý là sức khỏe tinh thần và sự cố gắng của trẻ. Đừng luôn so sánh con mình với người khác, điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Trang bị kiến thức đủ giúp trẻ không nản chí
Cha mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ tâm thế muốn làm được điều mình muốn sẽ không dễ dàng. Thay vì đợi đến lúc cấp ngã, hãy giúp trẻ tìm hiểu rằng có thể việc đó không thành công ngay lần đầu nhưng sẽ có cách giúp con hạn chế thất bại. Cha mẹ có thể dạy con các bài học thông qua việc học đàn, xếp mô hình đồ chơi, đọc sách, hoặc xem phim ảnh…
Tuy nhiên, bố mẹ cần cho trẻ tìm hiểu vừa phải, không bị “bội thực” thông tin trước khi thực hành, vì sẽ dẫn đến trường hợp trẻ cảm thấy quá sức của mình và không muốn làm gì nữa vì có quá nhiều đòi hỏi. Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành theo từng bước nhỏ để hoàn thành việc mình muốn. Đó chính là chìa khóa để tạo nên sự tự tin và tính kiên trì.