Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 27/11/2023, 12:00 (GMT+7)

Cách nấu nếp cẩm dẻo ngọt, thơm ngon cực đơn giản

Cách nấu nếp cẩm nào dẻo ngọt, đơn giản đang là từ khóa được nhiều bà nội trợ tìm kiếm nhất. Nếp cẩm (còn gọi là nếp than, nếp đen, nếp tím) nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, những món ăn nấu từ nếp cẩm luôn được người Việt ưa chuộng, gìn giữ. Hôm nay, hãy vào bếp cùng Tiếp thị và Gia đình để tìm hiểu cách chế biến loại gạo này nhé!

Cách nấu nếp cẩm dẻo thơm, cực đơn giản

Nếp cẩm là loại gạo đặc biệt có màu đen đặc trưng, khi nấu lên chúng cũng có màu như vậy. Nhưng khi ăn lại rất ngon với hương vị độc đáo, hấp dẫn. Ngoài làm xôi, nếp cẩm còn được sử dụng để ngâm rượu tạo nên thức uống yêu thích.

Trong đó, xôi nếp cẩm là món ăn ngon, gây thương nhớ ngay từ lần đầu tiên. Cách nấu nếp cẩm không quá khó, cũng tương tự như các loại xôi khác mà bạn từng thưởng thức. Tuy nhiên, để có món xôi dẻo ngọt, thơm ngon mà dễ làm tại nhà thì bạn nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu nấu nếp cẩm dẻo ngọt, thơm sẽ cần có:

  • Nếp cẩm: 100g
  • Nước cốt dừa: 70ml
  • Đường: 1 muỗng cafe
  • Muối: 3 muỗng cafe
cach-nau-nep-cam-nguyen-lieu-chuan-bi
Nguyên liệu nấu nếp cẩm dẻo ngọt

Mẹo mua nếp cẩm ngon

Để có thể thực hiện cách nấu nếp cẩm này, bạn cần lựa chọn nguyên liệu thật cẩn thận. Bởi đây là yếu tố quan trọng, quyết định món ăn có tròn vị hay không. Cụ thể như sau:

  • Bạn nên mua những hạt nếp cẩm có hình dáng hơi dẹt nhưng thân thì lại tròn đều, có màu tím thẫm đặc trưng và bụng có màu vàng nhạt.
  • Tuyệt đối không nên chọn mua nếp cẩm có màu lại, hạt đã bị gãy, bị mủn hay đổ lông, khi ngửi thử có mùi lại chứ không phải mùi thơm vốn có của gạo.
  • Bạn nên chọn mua gạo nếp cẩm ở những cửa hàng, siêu thị uy tín, chất lượng.
  • Bạn cần lưu ý là nếp cẩm và nếp than sẽ không giống nhau. Có thể hình dạng hạt gạo có nhiều điểm giống nhau nhưng chất lượng sẽ khác nhau. Các bạn chú ý phân biệt để không mua nhầm nhé!
cach-nau-nep-cam-meo-mua-nep-cam-ngon
Nên mua những hạt nếp cẩm có hình dáng hơi dẹt, thân tròn đều

Cách nấu nếp cẩm 

Chỉ cần thực hiện đúng theo các bước của cách nấu nếp cẩm do Tiếp thị và Gia đình chia sẻ dưới đây là bạn đã có một món ngon chiêu đãi cả gia đình rồi.

Bước 1: Sơ chế nếp cẩm

Vì nếp cẩm có độ cứng và khô hơn các loại nếp thông thường khác nên cách sơ chế sẽ cầu kỳ và tốn nhiều thời gian hơn.

Nếp cẩm sau khi mua về, bạn đem vo sạch với nước, sau đó ngâm nếp với nước ấm khoảng 40 - 50°C trong 3 đến 4 tiếng đồng hồ.

Bước 2: Nấu nếp cẩm

  • Sau khi đã ngâm gạo nếp cẩm được 4 tiếng, bạn chắt nước ra rồi vo lại cho sạch.
  • Tiếp đó, cho nếp vào nồi cơm điện cùng với 3 muỗng cafe muối, ½ muỗng cafe đường, trộn đều. Sau đó, đổ thêm nước xăm xắp mặt nếp, đậy nắp, cắm điện và nấu lần 1 như cách nấu cơm bình thường.
  • Khi thấy nước trong nồi sôi lên, bốc hơi nhiều thì bạn mở nắp ra. Dùng muỗng đảo đều rồi đóng nắp lại, nấu tiếp đến khi nếp cẩm chín hẳn.
  • Khi nếp chín, bạn đổ thêm nước vào xăm xắp mặt nếp và bật chế độ nấu lại từ đầu như lần 1 và nấu đến lúc nếp sôi lại thì đảo đều rồi đậy nắp. Tiếp tục nấu nếp lần 2 đến khi nồi chuyển sang chế độ hâm nóng.
  • Cuối cùng, nấu nếp cẩm lần 3 cùng với 70ml nước cốt dừa và nấu đến khi nước cốt dừa sôi lên thì thêm vào 1/2 muỗng cà phê đường, đảo đều. Đóng nắp và nấu tương tự như 2 lần trên là hoàn thành.

Thành phẩm

Nếp cẩm sau khi được nấu 3 lần sẽ rất mềm và dẻo, kết hợp với nước cốt dừa tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon, béo ngậy khó cưỡng. Đặc biệt, hạt nếp nấu xong rất ngon lại không bị khô cứng và khi trữ trong tủ lạnh sẽ không bị lại gạo.

thanh-pham-cach-nau-nep-cam
Nếp cẩm sau khi được nấu 3 lần sẽ rất mềm và dẻo

Lưu ý cách nấu nếp cẩm thơm ngon nhất

Với cách nấu nếp cẩm thơm ngon được chia sẻ ở trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nên chọn nếp cẩm loại tròn, to, không bị nát và vỏ trấu chưa bọc kỹ, bởi như vậy sẽ không làm mất đi lớp chất bổ dưỡng bên ngoài vỏ trấu.
  • Trong khi nấu nếp cẩm, bạn không nên đun quá lâu để tránh tình trạng lại gạo.
  • Khi nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện, bạn nhớ canh lượng nước chỉ xăm xắp mặt gạo. Nếu cho nhiều nước thì xôi sẽ bị nhão không ngon.
  • Khi nấu nước cốt dừa, bạn nên khuấy liên tục để đảm bảo không bị cháy, bị đắng.
  • Khi không ăn hết, có thể cho nếp cẩm vào một hộp kín hoặc bọc lá chuối, bọc giấy bạc lại thật kín và cẩn thận rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh là có thể yên tâm để qua đêm.

Lợi ích của nếp cẩm có thể bạn chưa biết

Gạo nếp cẩm là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao. So với các loại gạo khác, gạo nếp cẩm có hàm lượng đạm cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ vậy, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng với caroten và các nguyên tố vi lượng cần thiết… Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gạo nếp cẩm:

1. Bảo vệ tim mạch

Theo nghiên cứu cho thấy, gạo nếp cẩm giúp người dùng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ thành mạch. Ngoài ra, loại gạo này còn giúp phòng ngừa các cơn nhồi máu cơ tim cấp. Bởi trong gạo có chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Anthocyanin, giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.

cach-nau-nep-cam-loi-ich-cua-nep-cam-co-the-ban-chua-biet
Gạo nếp cẩm giúp người dùng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

2. Tăng cường đề kháng, giải độc

Trong gạo nếp cẩm có chứa thành phần dinh dưỡng cao giúp thải độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Đặc biệt, còn chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ quá trình đào thải độc tố từ gan, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng viêm nhiễm.

3. Điều hòa đường huyết

Không thể không nhắc đến tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường của gạo nếp cẩm. Chất xơ có trong nếp cẩm giúp kéo dài thời gian hấp thụ đường glucose từ hạt.

4. Làm thức ăn cho người không dung nạp được gluten

Bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa do hệ miễn dịch phản ứng khi tiếp xúc với gluten. Trong khi đó, gạo nếp cẩm hoàn toàn không chứa gluten. Do đó, đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc phải bệnh lý này.

5. Bảo vệ hệ tiêu hóa

Cũng giống như các loại gạo khác, trong gạo nếp cẩm cũng có lượng chất xơ dồi dào. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón và các triệu chứng khác của hệ tiêu hóa.

cach-nau-nep-cam-loi-ich
Gạo nếp cẩm có lượng chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi

6. Làm đẹp da

Đặc trưng của gạo nếp cẩm là chứa nhiều vitamin E trong lớp màng đen. Khi lên men rượu nếp cẩm còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này có khả năng làm đẹp da, cấp ẩm và trẻ hóa da. Bên cạnh đó, loại gạo này còn có một số công dụng trong khác như:

  • Điều trị mụn và làm tăng sắc tố da

Bột nếp cẩm giúp cải thiện mụn trứng cá và làm sáng da. Ngoài ra, nó còn có khả năng tẩy các tế bào chết nhờ axit phytic - đây là một chất chống oxy hóa.

  • Làm lành sẹo

Allantoin trong bột gạo hay bột nếp cẩm, có đặc tính làm dịu và chống viêm. Một số nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy nó có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

  • Kiềm dầu

Bột nếp cẩm có tính chất khô, hút nước nên thường được sử dụng để hấp thụ dầu, kiểm soát độ bóng và giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông.

7. Ngăn ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Bên cạnh đó, Anthocyanin trong gạo nếp cẩm cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư mạnh mẽ.

8. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Gạo nếp cẩm có chứa protein, canxi, photphat, sắt, kẽm… và đặc biệt là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục thường không có ở các loại gạo nếp khác. Sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng tiết sữa.

9. Ngăn ngừa béo phì

Các chất dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm đảm bảo năng lượng cơ thể ổn định, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, nó có tác dụng kháng insulin từ đó ngăn ngừa nguy cơ béo phì.

Trên đây là những chia sẻ về cách nấu nếp cẩm, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm một món ngon để chiêu đãi cả gia đình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bếp nhà của Tiếp thị và Gia đình để cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn khác nhé!

Cùng chuyên mục