Vì sao chúng ta dễ buồn ngủ và ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
Việc ngủ nhiều vào mùa đông hay những ngày mưa là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể.
Nhu cầu ngủ thông thường của người trưởng thành là khoảng 7 - 9 tiếng/ngày. Nhu cầu này không thay đổi theo mùa nhưng theo dữ liệu từ National Sleep Foundation (Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ), con người có xu hướng ngủ thêm từ 1,75 - 2 giờ/ngày trong mùa đông. Sau đây là những nguyên nhân khiến chúng ta có xu hướng ngủ nhiều hơn vào mùa đông.
Thiếu ánh sáng
Ngày ngắn và đêm dài hơn vào mùa đông khiến con người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít hơn mùa hè. Thời tiết lạnh lẽo cũng khiến chúng ta ngại ra đường và tham gia hoạt động ngoài trời hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đồng hồ sinh học của mỗi người. Trong không gian tối, hormone gây buồn ngủ melatonin hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi này, mắt cũng tiết ra một dạng protein kích thích cơn buồn ngủ khi thiếu sự xuất hiện của ánh sáng. Vì vậy nhiều người chỉ muốn đi ngủ ngay lập tức.
Không ít dân công sở vẫn cảm thấy buồn ngủ trong giờ làm việc dù ngồi dưới ánh sáng đèn. Nguyên do là ánh sáng đèn là ánh sáng nhân tạo nên cường độ thấp hơn nhiều so với ánh sáng tự nhiên. Trời lạnh cũng khiến mọi người chỉ ngồi 1 chỗ, ít di chuyển, không ra ngoài nhiều để tìm kiếm ánh sáng tự nhiên.
Thiếu vitamin D
Lượng ánh nắng giảm đi khiến da tổng hợp ít vitamin D hơn. Lượng vitamin D thấp trong cơ thể thấp khiến con người dễ buồn ngủ và mệt mỏi hơn vào ban ngày. Đây là lý do nhiều người cần bổ sung vitamin D qua đường thực phẩm hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào mùa đông.
Rối loạn cảm xúc theo mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một chứng rối loạn có liên quan đến sự thay đổi theo mùa, thường là vào mùa thu và mùa đông. Rối loạn cảm xúc theo mùa có thể khiến con người khó ngủ vào ban đêm nhưng lại tạo ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Ngoài buồn ngủ vào ban ngày, các triệu chứng điển hình của SAD còn gồm: dễ thay đổi tâm trạng, luôn buồn bã, chán nản, mất khẩu vị…Tất cả những điều này có thể khiến chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn, ngay cả vào ban ngày.
Ít hoạt động thể chất
Thời tiết nhiều ánh nắng và mát mẻ khiến mọi người có hứng thú để tập luyện thể thao. Ngược lại, khi trời lạnh, mọi người cũng ngại ra ngoài vận động hơn. Cơ thể cũng bởi vậy mà khó sản xuất endorphin, gây ra tình trạng uể oải, buồn ngủ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, vào mùa đông, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn. Hệ quả là chúng ta có xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn chứa tinh bột, đạm và đường. Điều này làm tăng lượng serotonin và melatonin trong cơ thể tăng lên, dẫn đến hiện tượng “căng da bụng chùng da mắt”.
Nhiệt độ mát lạnh
Cơ thể người vốn có cơ chế điều hòa thân nhiệt, đóng vai trò duy trì nhiệt độ lý tưởng trong nhiều tình huống. Khi cảm thấy nóng, cơ thể sẽ tự hình thành các phản xạ như trở người, tung chăn... Còn khi được ngủ trong nhiệt độ mát mẻ (khoảng 18 - 22°C) thì cơ chế điều hòa thân nhiệt sẽ không phải hoạt động quá nhiều, các hành động phản xạ diễn ra ít hơn. Từ đó, cơ thể hoàn toàn trong trạng thái nghỉ ngơi khiến con người ngủ ngon hơn.
- Nghiên cứu mới: Ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối có xác suất giảm 5kg
- Massage 3 bộ phận này cho con hàng ngày, trẻ ngủ ngon lại phát triển tốt
- Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích gì cho cơ thể?
- Làm thế nào để phòng tránh bệnh liệt mặt vào mùa lạnh?
- Những nguyên liệu quen thuộc nhưng tuyệt đối không bôi lên mặt
- Bạn nên tránh ăn uống vào những thời điểm nào nếu không muốn tăng cân “vùn vụt”?
- Ghi nhận ca sốt mò đầu tiên ở phía Nam, phòng tránh bệnh thế nào?
- Bạn dễ mắc phải những bệnh nào khi trời chuyển lạnh?
- 9 loại trà thảo dược bạn nên uống để hạ huyết áp