Vi phạm bản quyền số là hình thức cưỡng đoạt tài sản trên không gian mạng?
Hành vi vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại về nguồn thu đối với các chủ sở hữu mà còn đe dọa sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số. Đáng chú ý, một số đối tượng đã lợi dụng các kẽ hở trong quy định về bản quyền để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Nhức nhối nạn vi phạm bản quyền
Thông kê từ ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm đo kiểm phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết: "Tình trạng vi phạm bản quyền trên các nền tảng số đang diễn ra hàng ngày, vô cùng phức tạp và tinh vi, đáng chú ý là thực trạng xâm phạm xuyên biên giới".
Thông kê từ ông Hải cho biết, trong mùa giải 2022-2023 có khoảng 100 trang web vi phạm bản quyền bóng đá với 1,5 tỷ lượt xem đến với các trang web này. Hay đối với nội dung về phim và các sản phẩm văn hóa khác có khoảng 200 trang web lậu, hàng tháng có khoảng 120 triệu lượt xem đến vào các trang web đó.
Tình trạng vi phạm bản quyền càng trở nên tinh vi khi phát hiện ra một số trang web đặt máy chủ ở nước ngoài vi phạm bản quyền về các sản phẩm truyện tranh nước ngoài, điển hình truyện tranh Nhật Bản. Theo ông Hải, vi phạm về truyện tranh trên không gian mạng ước tính gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho các đơn vị sở hữu bản quyền.
Không chỉ riêng đối với những sản phẩm có giá trị lớn về mặt văn hóa, các sản phẩm sáng tạo trên các nền tảng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook... cũng đối mặt với tình trạng tương tự.
Xuất hiện hình thức cưỡng đoạt tài sản mới
Trao đổi tại tọa đàm "Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số", anh Tuân - đại biểu phía Đài truyền hình Việt Nam cho biết, trong tháng 3 vừa qua, nhiều YouTube tại Việt Nam đã bị một chủ thể xưng tên là Công ty T.N ở hải ngoại “đánh gậy” bản quyền (T.N Productions. Ltd tại Hoa Kỳ).
Được biết, đây đều là các kênh sáng tạo tại Việt Nam có số lượng từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu lượt đăng ký trên nền tảng xã hội. Các kênh này có thể mang lại doanh thu đáng kể cho các nhà sáng tạo nội dung. Tuy nhiên khi dính "gậy" bản quyền từ Youtube sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mà Youtube chi trả cho chủ sở hữu, thậm chí nếu một kênh Youtube bị một bên khác đánh 3 "gây" sẽ bị sập kênh.
Không dừng lại ở đó, các chủ thể T.T ở hải ngoại còn gửi hồ sơ khởi kiện gồm Giấy báo nhận đơn, đơn khởi kiện, giấy tờ pháp nhân cho Youtube nhằm khiến cho các nhà sáng tạo nội dung ở Việt Nam không thể khôi phục được video.
Để kháng được các “gậy” từ Youtube, đòi hỏi các nhà sáng tạo phải thực hiện hiều thao tác kỹ thuật - pháp lý cũng như cần nhiều thời gian xử lý kéo dài. Thông thường, các vụ khiếu nại bản quyền trên youtube thường rất phức tạp và kéo dài. Điều này khiến cho đa số các chủ sở hữu kênh phải lựa chọn phương pháp chuyển tiền cho đối tượng đã “đánh gậy” nhằm được “gỡ gậy” nhanh hơn. Điều này có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng cho các nhà sáng tạo nhưng về nguyên tắc pháp chế XHCN đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Theo vị đại biểu này, thủ đoạn nêu trên có thể được coi là hành vi lợi dụng các quy định về bản quyền để thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản trên không gian mạng, khi mà các cá nhân bị cưỡng ép phải trả tiền cho tài sản do chính bản thân mình tạo nên.
Ngăn chặn kẽ hở bản quyền
Liên quan đến việc để bảo vệ bản quyền cho những nhà sáng tạo nội dung số, ông Phạm Hoàng Hải cho biết, hiện nay Việt Nam đang thực hiện phân loại các kênh nội dung trên mạng xã hội thành 2 danh sách là whitelist (kênh có nội dung sạch) và blacklist (kênh có nội dung bẩn). Để bảo vệ các tài sản (các sản phẩm sáng tạo) của các nhà sáng tạo nội dung, cần khuyến khích họ sản xuất những nội dung sạch, nội dung có tính giáo dục, mang đậm dấu ấn cá nhân để xác định bản quyền. Đây cũng là cách để các nhà sáng tạo nội dung chủ động ngắn chặn kẽ hở trong vấn đề bản quyền, tự xử lý nhanh khi xảy ra tranh chấp bản quyền trên mạng xã hội.
Cũng theo ông Hải, để bảo vệ tài sản của các nhà sáng tạo nội dung cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước. Sự mạnh mẽ của các cơ quan chức năng không chỉ vì mục tiêu bảo vệ cho những tác giả, những nhà sáng tạo nội dung tại Việt Nam, mà quan trọng hơn là để phát huy tối đa trí lực và tâm huyết của từng con người Việt Nam vì mục tiêu “phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là động lực cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế” theo như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Làm tốt công tác bảo hộ bản quyền sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
- Lời giải nào cho bài toán bản quyền trên môi trường số?
- Quảng cáo phim lậu trên TikTok, ngang nhiên vi phạm bản quyền
- Hội thảo bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số
- Sẽ hạn chế biểu diễn đối với nghệ sĩ vi phạm trong quảng cáo
- Không chỉ thơm ngon, lá nếp còn thanh nhiệt hiệu quả trong ngày nóng
- Món cá rất ngon nhưng cần bỏ ngay những bộ phận này khi ăn
- Mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng máy giặt trong mùa hè
- Đón nhận Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chủ đầu tư dự án Một thế giới – The One World
- Giá lăn bánh xe Hyundai Accent "rẻ giật mình": Đẩy Toyota Vios "vào thế khó"