Thứ năm, 18/04/2024, 09:45 (GMT+7)

Không chỉ thơm ngon, lá nếp còn thanh nhiệt hiệu quả trong ngày nóng

Lá nếp hay lá dứa có tên khoa học là Pandanus amaryllifolia roxb, thuộc họ dứa dại. Lá nếp được trồng nhiều ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cây lá nếp mọc thành bụi, có thể cao đến 1m, lá có màu xanh lục, lá cây hình dài, hẹp, trông tựa như lưỡi gươm. Cây có mùi thơm đặc trưng, tự như hương cốm nếp vì thế được sử dụng để chế biến món ăn, pha nước uống. Nhưng ít ai biết rằng, lá nếp còn có nhiều công dụng khác với sức khỏe.

Tác dụng của lá nếp với sức khỏe

Kiểm soát đường huyết

la nep
Lá nếp chứa nhiều hợp chất oxy hóa tốt cho sức khỏe

Lá nếp có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nhờ các hợp chất chống oxy hóa, chống viêm như phenol, tannin, flavonid, glycoside, bromelain… Một nghiên cứu quy ở người trưởng thành cho thấy uống trà lá nếp nóng giúp ổn định đường huyết hiệu quả sau khi ăn so với những người không sử dụng.

Điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim

Chất chống oxy hóa như Polyphenol và Carotenoids trong lá nếp có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ ngăn ngừa mảng bám tích tụ dẫn đến xơ vữa động mạch, giảm cholesterol. Do đó, uống trà lá nếp cũng hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng chóng mặt và ngăn đột quỵ.

Ngăn ngừa thiếu máu

Lá dứa giàu sắt hơn so với nhiều loại rau củ khác. Sắt có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ lưu thông máu và nhiều chức năng khác của cơ thể.

Tốt cho mắt

Carotenoid trong lá nếp có thể được chuyển hóa thành vitamin A, cần thiết cho sức khỏe của mắt, ngăn chặn các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác như thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể… Vitamin A còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, ngừa bệnh về đường hô hấp.

Giảm đau khớp

Trong lá nếp có chứa Alkaloid và Glycoside có tác dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Công dụng này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với dầu dừa trong các sản phẩm tinh dầu xoa bóp.

Thanh nhiệt, giải độc

la nep
Nước lá nếp thanh nhiệt cơ thể

Uống một cốc trà lá nếp khi cơ thể đang nóng trong, mụn nhọt, bí tiểu sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc tích tụ trong cơ thể. Loại nước này giúp ngủ ngon hơn, bồi bổ thần kinh cũng như giảm cảm giác lo lắng.

Cách làm nước lá nếp

Lá nếp có thể dùng khô hoặc dùng tươi. Cách làm như sau:

Cách 1: Nước lá nếp khô

  • Lấy 10 lá nếp tươi, rửa sạch sau đó cắt khúc và phơi khô.
  • Cho lá nếp vào bình cùng 2,5 lít nước.
  • Đun sôi sau đó để nhỏ lửa sao cho còn khoảng 2 lít nước là tắt bếp và để nguội.
  • Uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.

Cách 2: Nước lá nếp tươi

  • Lấy 10 lá nếp tươi rồi rửa sạch sau đó cuộn chúng nó vào với nhau.
  • Cho lá nếp vào bình, đổ nước ngập lá sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp và để nguội.
  • Chia nước thành nhiều lần, uống hết trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng lá nếp

Nên sử dụng lá nếp với liều lượng vừa phải để tránh những tác hại không mong muốn. Nên uống từ 1,5-2l nước nấu từ lá nếp/ngày là đủ. Không nên uống quá nhiều và không uống trong thời gian quá dài để tránh tác dụng hạ đường huyết.

Cần ngâm rửa thật sạch nhiều lần với nước muối để loại bỏ chất bẩn. Người bị tăng huyết áp, suy thận, lao phổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá nếp.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục