Thứ năm, 27/07/2023, 14:26 (GMT+7)

Uống bia mùa hè cần nhớ những điều tối kỵ sau

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Uống bia để giải nhiệt là thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, việc giải nhiệt bằng bia có đúng không, cần lưu ý những điều gì?

Khi uống bia với một liều lượng vừa phải, thức uống này còn mang lại một số lợi ích nhất định cho cơ thể như: làm đẹp da và tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tinh thần, tốt cho cơ bắp… Tuy nhiên, lượng cồn trong bia vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể, do vậy, cần lưu ý những điều sau khi uống bia vào mùa hè.

Không dùng bia để làm dịu cơn khát

uong bia Tiepthigiadinh H1
Uống bia sẽ làm bạn khát nước hơn

Bia được nhiều người coi là thức uống giải khát nhưng thực tế, uống bia có thể khiến bạn khát nước và đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi uống bia, bạn cảm thấy thật mát lạnh, dễ chịu nhưng khi đi vào cơ thể, bia sẽ kích thích tiết hormone tuyến thượng thận, làm tăng nhịp tim, tăng tản nhiệt ra khỏi cơ thể, từ đó làm tăng quá trình bốc hơi nước và gây khô miệng. Uống bia cũng gây kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tiểu tiện, khiến cơ thể mất nước hơn.

Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống nhiều nước lọc và trà nhẹ sau khi uống bia để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.

Không uống bia khi tham gia giao thông

Bạn đừng quên rằng các loại bia như bia chai, bia hơi, bia tươi... chứa nồng độ cồn do đó nếu sau đó vẫn tiếp tục tham gia giao thông thì không uống bia. Cố tình uống khi lái xe là vi phạm Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.  Nguy hiểm hơn cả là tăng nguy cơ tai nạn giao thông khi điều khiển phương tiện. Thay bằng việc tự lái xe, bạn có thể tìm kiếm các phương tiện khác để di chuyển sau khi đã uống bia xong.

Không uống bia cùng với đồ nướng

Nhiều người thích uống bia và ăn đồ nướng vào mùa hè, nhưng sự kết hợp này có khả năng gây ra bệnh gout, hoặc thậm chí là ung thư.

uong bia Tiepthigiadinh H2
Uống bia và ăn thịt nướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Bia và các thực phẩm nướng như hải sản, nội tạng động vật và thịt đều chứa hàm lượng purine cao. Việc bài tiết purin không bình thường là nhân tố quan trọng gây ra bệnh gout. Vì vậy, bạn nên cố gắng tránh ăn đồ nướng khi uống bia. Nếu thực sự muốn ăn, bạn có thể ăn cùng một số loại rau lá xanh để giảm tác dụng phụ.

Không uống bia quá lạnh

Một cốc bia lạnh sẽ khiến bạn sảng khoái trong thời tiết nóng bức khó chịu. Nhưng uống bia quá lạnh dễ gây viêm họng, ảnh hưởng đến tiêu hóa do đường tiêu hóa bị hạ nhiệt độ quá nhanh, làm giảm lưu lượng máu trong hệ tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, bạn nên bảo quản bia trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5-10 độ C. Nếu nhiệt độ bia quá thấp thì không những không ngon mà còn khiến protein trong bia bị phân hủy, các chất dinh dưỡng cũng bị phá hủy.

Uống quá nhiều bia

uong bia Tiepthigiadinh H3
Uống quá nhiều bia gây ra những tác hại không mong muốn

Khi uống quá nhiều bia, lượng nước trong bia sẽ được đào thải nhanh chóng sau khi uống còn hàm lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ. Dó đó, tăng gánh nặng cho tim, gan, thận và làm suy yếu các cơ quan khác. Kimberly Gomer - ThS Dinh dưỡng Y tế Công cộng, Đại học Case Western Reserve, thành viên Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, cồn trong bia có thể dẫn đến mất nước. Thận chịu trách nhiệm điều chỉnh chất lỏng và chất điện giải, uống nhiều bia có thể phá vỡ các hormone ảnh hưởng đến chức năng thận, có thể ảnh hưởng đến thận và khả năng điều chỉnh chất lỏng và chất điện giải của cơ thể.

Lúa mạch để nấu bia chứa axit oxalic và uronucleotide, sự tương tác của chúng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể con người và thúc đẩy quá trình hình thành sỏi.

Uống bia thế nào là hợp lý?

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống bia với lượng vừa phải và cần chú ý những điều sau:

  • Chỉ nên uống bia sau khi đã "lót bụng", tuyệt đối không uống bia trong tình trạng bụng trống rỗng.
  • Uống bia từ từ vầ theo từng lượng nhỏ, không nên uống nhanh hết cả cốc trong 1 lúc.
  • Không uống rượu bia loại không đảm bảo chất lượng.
  • Lượng bia được khuyến cáo mỗi ngày là khoảng 330 ml bia (tương đương với 1 lon hoặc chai).
  • Không nên uống bia chung với bất kỳ một thứ rượu nào khác để tránh cồn rượu hấp thu vào cơ thể nhanh hơn.
Cùng chuyên mục