Thứ năm, 26/12/2024, 16:02 (GMT+7)

Tiết lộ công thức xây dựng chiến dịch Influencer Marketing, giúp doanh nghiệp 'trăm trận trăm thắng'

Influencer Marketing đã trở thành một chiến lược quảng cáo hiệu quả trong thời đại số hóa. Để có thể tận dụng tối đa sức ảnh hưởng của Influencer, từ đó tạo ra dấu ấn riêng cho thương hiệu, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy tắc và chiến lược cụ thể.

Chuyên gia Phi Nguyễn, Founder & CEO của Hiip Asia - nền tảng người có sức ảnh hưởng hàng đầu tại Đông Nam Á nhận định, khi tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cần phải tuân thủ các quy tắc nhất định. Những quy tắc này tuy nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ chiến dịch. 

Để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch, doanh nghiệp khi lựa chọn các gương mặt đại diện nên dựa trên những dữ liệu định lượng, không nên dựa trên cảm tính hay cuốn theo các trào lưu đang nổi. Doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tính phù hợp giữa Influencer, nhóm người theo dõi và thương hiệu để đưa ra lựa chọn đúng đắn. 

Chuyên gia lấy ví dụ, nếu mục tiêu thực hiện chiến dịch là doanh số, doanh nghiệp nên ưu tiêu lựa chọn các Influencer có kinh nghiệm trong việc viết bài chia sẻ để bán hàng. Ngược lại, nếu muốn làm nổi bật tính năng vượt trội của sản phẩm, doanh nghiệp nên ưu tiên cộng tác với những Influencer có chuyên môn trong ngành hàng đó để tạo được sự tin tưởng cho người theo dõi. Doanh nghiệp tuyệt đối không nên chạy theo những nhân vật mới nổi trong cộng đồng vì chưa chắc họ đã phù hợp với chiến dịch của thương hiệu. 

Tại sao giày Thượng Đình và Asia hot trở lại sau nhiều năm “ngủ đông”?
Năm 2023, Giày Thượng Đình đã tạo cú lội ngược dòng sau 5 năm lỗ liên tục nhờ chọn đúng Influencer cho chiến dịch của mình.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng việc lựa chọn Influencer theo chiều ngang - lĩnh vực mà Influencer có khả năng ảnh hưởng. Ví dụ, với sản phẩm là mỹ phẩm, ngoài nhóm Beauty Bloggers là nhóm có chuyên môn liên quan nhất đến sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chọn các nữ doanh nhân, nữ diễn viên/ca sĩ... là Influencer cho chiến dịch của mình.

Về phần nội dung, doanh nghiệp nên chỉ nên định hướng cho Influencer những thông điệp cần truyền tải và để họ tự do sáng tạo. Việc điều hướng nội dung quá lộ liễu, lồng ghép thương hiệu quá nhiều có thể khiến nội dung trở nên cứng nhắc và đôi khi gây tác dụng ngược, khiến người xem 'nhận diện' đó là nội dung quảng cáo. Thực tế, một số nhãn hàng đã bị các Influencer từ chối hợp tác vì quá gò bó, khiến họ không thể thêm "chất" cá nhân khi sáng tạo nội dung.

Để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch, doanh nghiệp cần kết hợp thêm các kênh truyền thông khác. Theo đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các nội dung của Influencer để đăng bài PR hoặc tạo các biển quảng cáo ngoài trời... để lan toả thông điệp xa hơn. Trường hợp không đủ ngân sách để làm đa kênh, doanh nghiệp có thể chảy quảng cáo để gia tăng khả năng phân phối thông tin từ nội dung của Influencer. 

Cũng theo chuyên gia, nếu doanh nghiệp tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin của các Influencer sẽ mất rất nhiều thời gian. Bởi, một chiến dịch Influencer Marketing với quy mô vừa phải cũng đã cần hợp tác với cả trăm Influencer. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể san sẻ gánh nặng với các đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực Influencer Marketing

Sau đó, doanh nghiệp có thể chọn lọc và hợp tác với một nhóm Influencer trong trung và dài hạn để người theo dõi thẩm thấu thông điệp. Việc các thông điệp được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp giúp chiến dịch phát huy hiệu quả tối đa. 

"Trong bối cảnh thị trường quảng cáo mạng xã hội phân mảnh, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật xu hướng để biết được nhóm đối tượng mục tiêu đang sử dụng nền tảng nào và ưa thích định dạng nội dung nào, nhằm tối ưu hóa chiến dịch Influencer Marketing của mình" - chuyên gia nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục