Những loại thuốc nào cần có trong tủ thuốc gia đình nhà bạn?
Mỗi gia đình đều cần có 1 tủ thuốc nhỏ dự phòng, nhưng không phải ai cũng biết những loại thuốc nào cần thiết nhất để chuẩn bị. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được những loại thuốc nào cần có trong tủ thuốc gia đình.
Những loại thuốc cần thiết trong tủ thuốc gia đình
Thuốc hạ sốt, kháng viêm
Thay đổi thời tiết thất thường, nhất là những ngày giao mùa nóng lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến sốt và cảm cúm. Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm, căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang trẻ bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng tương đối yếu so với người lớn.
Trong tủ thuốc gia đình cần tích trữ hai loại thuốc sốt, cảm cúm. Một là loại dành cho người lớn và các loại thuốc dành cho bé.
-
Paracetamol (Tylenol, Hapacol, Efferalgant...) hay Ibuprofen, Mobic,… là các loại thuốc hạ sốt và kháng viêm thường dùng.
-
Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ.
- Bé bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì mẹ chưa cần cho bé uống thuốc. Thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ hiện nay là paracetamol với 4 dạng bào chế là viên nén, sủi hoà tan trong nước, dạng bột và thuốc dạng đặt (đặt ở hậu môn). Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng hoà tan trong nước.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần lưu ý về liều dùng vì dùng quá liều có thể gây ngộ độc, đồng thời không nên sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt trong một đợt sốt.
Thuốc giảm đau
Đau đầu, đau nửa đầu là chứng bệnh phổ biến, được gặp ở tất cả các đối tượng. Đau đầu, đau nửa đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do căng thẳng mệt mỏi, đi nắng,... trong các trường hợp này, việc trang bị cho tủ thuốc gia đình những loại đặc trị đau đầu là cực kì hợp lý.
-
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Alexan…
-
Các gel bôi như Salonpas, các miếng dán giảm đau.
-
Túi chườm nóng, lạnh: giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt.
Với những trường hợp đau đầu, đau nửa đầu kéo dài cần đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.
Thuốc tiêu hóa
Trong quá trình ăn uống hàng ngày. Không tránh khỏi những lúc chúng ta ăn phải những thực phẩm không tốt dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, hay đau bụng tiêu chảy. Vì vậy, việc trang bị một số loại thuốc tiêu hóa là vô cũng cần thiết.
-
Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc).
-
Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.
-
Smecta, Berberin dùng khi tiêu chảy.
- Natufib, Optibac... dùng trường hợp bị táo bón
Lưu ý với những gia đình có trẻ nhỏ cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc tiêu hóa dành riêng cho trẻ (có thể ở dạng bột hay viên uống,...).
Thuốc da liễu
-
Dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt là một trong những loại thuốc da liễu trị bỏng hữu hiệu. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.
-
Mỡ Eurax dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt.
-
Thuốc chống dị ứng như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.
Thuốc sát trùng
Đôi khi, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bất cẩn gây sứt sát da. Trong trường hợp này thực sự cần thiết có những loại thuốc sát trùng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Một số loại thuốc sát trùng nên có như:
-
Cồn etanol 70 độ để sát trùng vết thương ngoài da
-
Betadine: dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng. Ngoài ra, Betadine dùng cho sát trùng tổn thương ở niêm mạc môi và miệng.
-
Oxy già: dùng để rửa vết thương mới
Miếng dán salonpas
Miếng dán salonpas rất có hiệu quả trong việc giảm đau nhức các vùng cơ bắp, cứng vai, đau lưng dạng nhẹ, các vết bầm tím, bong gân hay bị viêm khớp. Đây có lẽ là một loại thuốc không thể thiếu trong bất kỳ tủ thuốc gia đình nào. Miếng dán salonpas cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, bạn chỉ cần cắt 2 miếng nhỏ dán lên 2 vùng thái dương là cơn đau cũng được giảm đáng kể.
Các loại dầu gió
Các loại dầu gió có tác dụng hỗ trợ trị các chứng đau đầu, sốt, cảm cúm.
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (Nacl 20%) đây là một loại thuốc rất rẻ. Mỗi gia đình nên tích trữ khoảng 3-4 lọ để sử dụng dần. Giá thành rẻ nhưng công dụng của nó thì lại rất nhiều. Một số trường hợp sau có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý:
-
Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn
-
Vệ sinh mắt, mũi khi bị sốt siêu vi, cảm cúm thông thường hay khi đi bơi về
- Vệ sinh các vết thương hở, sát trùng da.
-
Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát...) bay vào mắt. Tác dụng của nước muối sinh lý trong trường hợp này là để đẩy dị vật ra khỏi mắt.
- Súc miệng mỗi tối trước khi ngủ hay khi bị đau răng chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lý bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cách chăm sóc tủ thuốc gia đình
Sau khi chuẩn bị xong tủ thuốc cho cả gia đình, bạn cần lên kế hoạch kiểm tra định kỳ 3 tháng một lần để đảm bảo tủ thuốc luôn đầy đủ các loại thuốc cần thiết. Bên cạnh đó việc kiểm kê thường xuyên còn giúp loại bỏ các loại thuốc cũ, hết hạn sử dụng.
Đối với những thuốc đã hết hạn bạn không nên vứt lung tung vào thùng rác sinh hoạt mà có thể đến nhà thuốc hỏi các thu hồi thuốc đã hết hạn để có phương án xử lý thuốc đúng cách, tránh ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, khi chăm sóc tủ thuốc bạn nên lưu ý một số điều như:
-
Nên đặt tủ thuốc gia đình ở trên cao, nơi khô ráo và ngoài tầm tay của trẻ em. Bảo quản nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng rất cần thiết.
-
Dọn dẹp tủ thuốc 1 tháng/lần để bỏ đi các sản phẩm hết hạn, bổ sung thêm những loại thuốc đã dùng hết.
-
Nên để một ngăn riêng dành cho thuốc của trẻ em, thuốc điều trị cho bệnh nhân lâu ngày.
-
Sắp xếp, phân loại các sản phẩm theo công dụng để có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng khi cần.
*Để biết chắc chắn loại thuốc bạn cần dùng, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ