Thứ tư, 22/11/2023, 12:45 (GMT+7)

Nên hay không khi dạy trẻ tuân thủ quy tắc?

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Quy tắc như "chiếc ô" trong cuộc đời của trẻ. Những trẻ hiểu và tuân thủ các quy tắc có thể hướng tới tương lai tươi sáng và có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

quy tac Tiepthigiadinh H1
Phát triển tự do là điều mà đứa trẻ nào cũng mong muốn

Những khuôn khổ ràng buộc xưa kia đã kìm hãm sự phát triển tự do của nhiều đứa trẻ, khiến chúng trở nên nhút nhát, thiếu tự tin và không dám thể hiện bản thân. Do đó, các phương pháp giáo dục hiện nay đều chú trọng đến phát triển khả năng độc lập và cá tính riêng của từng đứa trẻ.

Để trẻ phát triển tự do là tốt, nhưng nếu trẻ tự do quá mức dẫn đến không tôn trọng phép tắc và mọi người xung quanh có thể hủy hoại tương lai của trẻ. Là cha mẹ, bạn có thể bao dung và rộng lượng với con cái của mình, nhưng xã hội thì chưa chắc. Những sai trái được bao che chẳng khác nào một quả bom hẹn giờ, ẩn trong cơ thể đứa trẻ, rồi một ngày chúng sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Thiết lập những quy tắc là việc cha mẹ nào cũng nên làm để trẻ biết được giới hạn cho những hành động của mình, biết điều gì nên làm và không được làm. Một đứa trẻ thông minh nhưng kiêu ngạo chưa chắc đã thành công, nhưng một đứa trẻ biết trên dưới, biết điều hòa các mối quan hệ sẽ tìm được hướng đi tốt.

Một nhà văn từng nói: "Những thiếu sót của con cái không khủng khiếp. Điều khủng khiếp là cha mẹ là người dẫn đường lại thiếu quan niệm đúng đắn về giáo dục gia đình và phương pháp dạy dỗ". Cha mẹ không biết cách giáo dục, không chỉ làm tổn thương tinh thần con cái mà còn thể hiện sự vô trách nhiệm với cuộc sống của chúng. Đừng lấy sự sự nuông chiều thái quá để bao biên cho phương pháp giáo dục dễ dãi, sai lầm.

quy tac Tiepthigiadinh H2
Biết cảm ơn và xin lỗi là điều mà đứa trẻ nào cũng cần được dạy

Quy tắc như "chiếc ô" trong cuộc đời của trẻ. Giáo dục cởi mở đến đâu thì cha mẹ cần dạy dỗ trẻ những quy tắc sau:

- Luôn chủ động chào hỏi khi gặp người khác, đặc biệt là người lớn.

- Khi được nhận một thứ gì đó hãy cầm nó bằng cả 2 tay thật trân trọng và nói lời cảm ơn..

- Bắt đầu ngồi vào bàn ăn, cần mời người lớn ăn, chờ người lớn cầm đũa rồi mới bắt đầu. Ăn bằng miệng, không ăn bằng tay, không đảo lộn món ăn chỉ để lấy phần mình thích.

- Tập trung ăn uống, không lãng phí thức ăn, không được rung chân khi ăn.

-  Biết trân trọng công sức của người làm ra bữa ăn, nói lời cảm ơn khi được ăn ngon.

- Không gây ồn ào trong đám đông, không làm phiền người khác.

- Nhờ vả cẩn thận khi muốn được ai đó giúp và nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.

- Tự làm những việc trong khả năng của mình, từ vệ sinh cá nhân đến ăn uống, học hành... Những việc nhỏ này có thể nuôi dưỡng sự tự lập, kiên nhẫn của trẻ.

- Không tùy tiện chen vào khi người khác nói chuyện, không tự ý lấy đồ của người khác khi chưa được phép.

- Biết xin lỗi khi làm sai hoặc làm phiền người khác và khắc phục lỗi sai…

Cùng chuyên mục