Nắm rõ quy tắc lịch sự trên bàn ăn để áp dụng ngay dịp nghỉ lễ
Trong văn hóa của người Việt Nam, bữa cơm là “tấm gương” phản chiếu hạnh phúc của một gia đình. Lịch sự trên bàn ăn không chỉ là điều cần thiết mà trở thành nét văn hoá truyền thống cần được phát huy.
Thời điểm lên đũa
Không bắt đầu ăn nếu như chủ nhân bữa ăn chưa bắt đầu. Dù bạn có đói đến mấy cũng không nên mất lịch sự ngồi vào bàn mà chủ nhà hoặc chủ nhân bữa tiệc chưa ngồi xuống. Khi mọi người cùng ngồi vào bàn, hãy mời mọi người ăn một cách lịch sự, bạn hãy bắt đầu mời từ người lớn tuổi hoặc có vai cao nhất trên bàn ăn.
Chú ý tư thế trên bàn ăn
Nếu trong suốt bữa ăn, bạn chỉ cúi gập đầu, ngồi nghiêng ngửa, hay ăn uống hùng hục mà không hề biết ai đang ngồi cạnh mình, Hãy quan sát những người xung quanh để giữ phong thái lịch sự và không làm mất sự tự nhiên của mình.
Tránh rung đùi, đá chân dưới gầm bàn
Rung đùi là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Nhiều người thường rung đùi và đá chân trong vô thức và khi để ý đến thì nó đã trở thành một tật xấu khó bỏ. Chúng tạo sự phản cảm và gây khó chịu cho những người ngồi cùng bàn ăn. Để khắc phục thói quen này, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tự tin và tránh bị căng thẳng, lo âu.
Không ảnh hưởng đến người bên cạnh
Khi ăn, nên giữ dao kéo, đũa thìa, gần với miệng nhất. Đừng di chuyển tay của bạn quá rộng sang hai bên vì nó có thể chạm vào người bên cạnh, hoặc làm đổ thứ gì đó trên bàn.
Tránh vừa ăn vừa nói
Đừng nói với cái miệng nhồm nhoàm thức ăn. Đây là phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn. Nó không chỉ làm người khác khó chịu mà bạn còn có thể bị nghẹn vì vừa ăn vừa nói. Thay vào đó, hãy nhai hết thức ăn rồi mới mở miệng nói điều gì đó.
Ăn từ tốn
Bạn nên ăn với một tốc độ ổn định. Bữa ăn không phải là một cuộc đua, bạn không cần phải ăn nhanh đua theo ai đó. Ăn từ từ sẽ tốt hơn cho dạ dày, bạn cũng sẽ dễ no hơn và ăn ít hơn.
Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
Không phải lúc nào món ăn bạn thích cũng ở gần bạn và khong phải bàn ăn nào cũng có phần mâm xoay. Nếu muốn lấy một món ăn ở phía xa hãy nhờ người ngồi gần đó lấy giúp, tránh tình trạng bạn vươn người lên để lấy đồ ăn, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn cũng có thể gắp thức ăn giúp người khác nếu thấy người đó muốn lấy đồ ở xa tầm với. Đổi đầu đũa để gắp hoặc sử dụng một đôi đũa mới sẽ giúp bạn giữ vệ sinh trong bàn ăn.
Không bới thức ăn
Bạn nên quan sát và suy nghĩ xem nên gắp thức ăn gì trước khi đụng đũa thay vì cầm đũa ngoáy vào đồ ăn để lựa những miếng to, miếng ngon. Việc xới đồ ăn lung sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu và thể hiện bạn là người bất lịch sự.
Học cách dùng dao, dĩa
Hãy thể hiện mình là người lịch sự bằng cách nên học dùng dao, dĩa trước khi ngồi vào bàn tiệc với đầy đủ các món ăn phương tây.
Cắt nhỏ thức ăn quá lớn
Khi ăn món dạng sợi, bạn có thể dùng dao để cắt bớt cho sợi đỡ dài trước khi ăn, thay vì cứ chúi đầu hoặc mút lên tạo tiếng kêu.
Trân trọng đồ ăn
Bạn nên cố gắng ăn hết đồ ăn trên đĩa, tránh để xót lại đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Khi đi ăn buffet, nhớ lấy ít hơn mức muốn ăn để ăn hết đồ ăn và có thể thử thêm đồ ăn khác. Tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị. Điều này vừa là phép lịch sự, tôn trọng người làm ra món ăn. Hãy nói lời cảm ơn, lời khen sau bữa
Đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
Trên bàn ăn, khi một người đang nói, hãy đợi họ kết thúc câu chuyện rồi mới đưa ra ý kiến chứ đừng chen ngang. Lắng nghe câu chuyện của người khác là cách giao tiếp thông minh nhất, khiến cho người nói chuyện cảm thấy câu chuyện của họ hấp dẫn và có xu hướng cởi mở với bạn nhiều hơn. Khi người nói đã kết thúc câu chuyện, hãy đáp lại để thể hiện sự tôn trọng.
Hạn chế dùng điện thoại trong các bữa ăn
Bạn sẽ trở nên bất lịch sự nếu cứ vừa dùng bữa vừa dùng điện thoại mà không chú ý đến mọi người xung quanh. Nếu thực sự bận rộn, bạn có thể xin phép ra ngoài xử lý công việc bằng một cuộc gọi. Còn khi ngồi ăn cùng mọi người, hãy tập trung vào bữa ăn và trò chuyện với mọi người.
Nếu rời khỏi bàn hãy xin phép
Trước khi đứng dậy, bạn cần lịch sự thông báo với mọi người cùng dùng bữa. Một vài câu đơn giản mà bạn có thể áp dụng như: “Xin phép cả nhà, con ăn cơm xong rồi” hay “Xin phép mọi người tôi phải ra ngoài có việc”…