Lời khuyên từ giáo sư đại học Harvard để dạy trẻ thông minh
Những phụ huynh xem trọng giáo dục con cái có thể dạy trẻ dưới 6 tuổi những điều sau để giúp ích tương lai của trẻ sau này.
Trong quá trình nghiên cứu, ông Richard Weissbourd - Giáo sư Tâm lý học gia đình và trẻ em của Đại học Harvard phát hiện rằng, trước 6 tuổi, tế bào não con người đã hoàn thiện 90%. Vì vậy, trước 6 tuổi là thời kỳ nhạy cảm trong sự phát triển của não bộ, cũng là thời kỳ hoàng kim phát triển trí tuệ và khả năng tư duy của trẻ. Giáo dục sớm không phải là cho con học trước nội dung tiểu học mà là cho con cơ hội để phát triển năng lực của bản thân. Vị Giáo sư khuyên phụ huynh nên chú ý 3 điều dưới đây khi giáo dục sớm cho trẻ.
Giữ gìn sự tò mò của trẻ
Trẻ con thường nghĩ ra rất nhiều câu hỏi như: “tại sao trời lại tối”, “tại sao mẹ phải đi làm”, “tại sao con phải đi học”... Khi đối mặt với đứa trẻ hiếu kỳ như vậy, cha mẹ tốt nhất nên dùng các trò chơi bao quanh vấn đề con hứng thú để thông qua thực hành, con có thể tự mình tìm ra đáp án. Nếu không thể tìm đáp án, cha mẹ cũng có thể tra cứu mạng và nhờ sự giúp đỡ của người hiểu biết để tìm thấy câu trả lời.
Hãy cố gắng điều chỉnh tốt cảm xúc và tâm thái bản thân khi con trẻ bày tỏ sự tò mò. Sự trách cứ và bực tức khiến trẻ sợ và không dám hỏi nữa. Từ đó, con không còn tò mò, cũng không chịu suy nghĩ kỹ càng, trở nên rụt rè hơn.
Hướng dẫn trẻ cách kết bạn
Trẻ con rất thích kết bạn với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Con sẽ có thể có nhiều bạn ở lớp hoặc ở gần nhà… Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi con chơi với bạn. Những đứa trẻ sẽ dễ tranh giành đồ chơi của nhau, có thể bị bắt nạt hoặc không muốn chia sẻ với người khác…
Phụ huynh cần hướng dẫn con đặt bản thân vào vị trí của đối phương để suy xét xem giải quyết như nào là tốt nhất. Trẻ cần được dạy ý nghĩa của việc chia sẻ, đoàn kết và cách bảo vệ bản thân.
Phát triển sở thích của trẻ
Nếu nhẫn nại quan sát biểu hiện của con trẻ, cha mẹ sẽ phát hiện ra sở thích, đam mê của con và tìm phương pháp phát triển sở thích đó. Nếu có điều kiện, hãy cho con tham gia các lớp học năng khiếu theo sở thích, tuy nhiên cần chú ý chọn đúng nguyện vọng của con, tránh đăng ký bừa bãi một cách mù quáng. Lớp năng khiếu có thể gồm một lớp về thể chất và một lớp về các phương diện khác. Điều bố mẹ cần làm là nhìn nhận sự tiến bộ của con và cổ vũ, động viên con kiên trì học tập.
Nếu con không thích học nữa, bố mẹ hãy để con nói ra lý do cụ thể. Nếu con không hợp với cách dạy của giáo viên, cha mẹ có thể chuyển lớp khác cho con. Đừng vội vàng muốn thấy con giành được giải thưởng mà nên để ý con đã tiến bộ ở phương diện nào và khen ngợi con.
- 4 cách để dạy trẻ trân trọng đồ ăn
- Nên hay không khi dạy trẻ tuân thủ quy tắc?
- Dạy trẻ 6 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Bỏ ngay những thói quen nguy hiểm sau khi nấu ăn trong bếp
- Bác sĩ cảnh báo hiểm họa từ việc nhét tỏi vào mũi trị viêm mũi, viêm xoang
- Cách người Nhật nuôi dưỡng trí tò mò và ham muốn học tập cho trẻ
- Cách bỏ cuống quả dâu tây nhanh gọn
- Hai đức tính tạo nên tương lai của một đứa trẻ
- Mẹo bảo quản ớt tươi lâu, để cả năm không lo bị hỏng