Loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, là 'khắc tinh' chống ung thư nhưng nhiều người lại ít dùng
Những loại gia vị này không chỉ giúp món ăn, thức uống thêm thơm ngon, hấp dẫn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc ngăn ngừa ung thư.
Gia vị là thứ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Có thể kể đến như đường, muối, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu... tất cả đều góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn.
Một trong số đó là lợi ích chống ung thư, dưới đây là 3 loại gia vị là 'khắc tinh' của ung thư, có trong căn bếp của mỗi gia đình Việt nhưng nhiều người chưa biết thường bỏ qua nó.
Hành lá
Hành lá chứa protein, carbohydrate cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Đặc biệt phần rễ trắng của nó chứa nhiều allicin, có thể chống lại quá trình oxy hóa và khử trùng hiệu quả. Khi hấp thụ vào cơ thể, hợp chất này có thể gây ra mùi hôi nhưng nó lại có tác dụng trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư.
Ngoài ra, loại gia vị này có chứa nguyên tố vi lượng selen, có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dịch dạ dày, có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên sơ chế kỹ lưỡng, nấu chín hành trước khi tiêu thụ bởi ăn hành sống có thể có nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Mỗi người chỉ nên ăn một lượng vừa phải vì nhiều có thể khiến cơ thể, hơi thở nặng mùi.
Tỏi
Không chỉ là gia vị không thể thiếu trong các loại nước chấm hay món ăn mà tỏi còn là chất khử trùng cực hiệu quả. Trong tỏi rất giàu allicin và propylene sulfide, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh và ký sinh trùng. Do đó, tỏi có thể ngăn ngừa cảm lạnh, ho và hạ sốt.
Ngoài ra, flavonoid, selen và allicin có trong tỏi có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u, ức chế nitrosamine gây ung thư, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều tỏi đặc biệt có liên quan đến việc giảm nguy cơ tim mạch và giảm nguy cơ ung thư phổi.
Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ tỏi là ăn trực tiếp. Tuy nhiên, nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể chọn phương pháp rang tỏi hoặc làm dầu ô liu tỏi.
Ngoài ra, khi chế biến, chúng ta nên đập dập, cắt nhỏ tỏi và để ngoài không khí từ 10-15 phút trước khi sử dụng. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi, làm tăng hàm lượng allicin.
Gừng
Gừng là một trong những loại gia vị thường có trong nhà bếp và có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt trong việc chống ung thư.
Trong gừng có chứa hợp chất mang tên gingerol. Chất này không bền với nhiệt nên khi ở nhiệt độ cao, được chuyển hóa thành shogaol. Cả gingerol và shogaol đều có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm và chống một số tế bào ung thư như: ung thư đại trực tràng, ung thư máu, gan, cổ tử cung, phổi, vòm họng, buồng trứng....
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến tình trạng của gừng khi mua, vì gừng có hai loại là gừng non và gừng già. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn gừng già có tác dụng chống ung thư tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể uống trà gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối từ 15-20 phút có thể làm giảm triệu chứng đau, sưng, viêm khớp rất rõ rệt.
Tuy nhiên, bạn không nên xào rán 3 loại gia vị này ở nhiệt độ cao, bởi nhiệt độ cao và dầu nóng có thể làm mất đi tác dụng chống ung thư của nó. Đồng thời, còn gây ra khói có chứa các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng, nếu tiếp xúc lâu dài hoặc với lượng nhiều sẽ làm hại cho phổi.