Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 09/07/2023, 11:18 (GMT+7)

Khắc phục môi bị cháy nắng trong ngày hè

Đôi môi bị cháy nắng khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Tại sao môi bị cháy nắng?

Môi dễ bị cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời, Vào mùa hè, khi thường xuyên tiếp xúc với với tia UV trong ánh nắng mặt trời, đôi môi của bạn có nhiều khả năng bị cháy nắng hơn nếu bạn không bảo vệ chúng bằng các sản phẩm có SPF.

moi chay nang Tiepthigiadinh H1
Môi bị cháy nắng rất đau rát và khó chịu

Các triệu chứng khi môi bị cháy nắng bao gồm:

  • Môi đỏ hơn bình thường
  • Môi sưng lên
  • Da môi đau nhức khi chạm vào
  • Phồng rộp trên môi. Các vết phồng có màu trắng và chứa dịch (trường hợp cháy nắng trung bình đến nặng).

Trường hợp môi cháy nắng nhẹ thường kéo dài 3-5 ngày, mang lại cảm giác sưng đau và khó chịu. Tình trạng này kéo dài có thể tăng khả năng phát triển ung thư da.

Nếu bạn gặp các triệu chứng bao gồm: môi bị sưng tấy nghiêm trọng, sưng lưỡi, phát ban, tức là đang xảy ra một phản ứng gì đó nghiêm trọng hơn như dị ứng. Nếu bạn không chắc chắn về việc môi mình có bị sưng nặng hay không, hãy thử so sánh và xem xem môi bạn có căng tròn hơn bình thường và bạn gặp khó khăn trong việc ăn, uống, mở miệng nói chuyện hay không. Sau đó hãy đến gặp bác sĩ chuyển khoa để tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Khắc phục môi bị cháy nắng như thế nào?

Với tình trạng môi bị cháy nắng nhẹ, bạn có thể điều trị bằng thuốc mỡ làm lành và làm mát, kết hợp với một số biện pháp sau:

Uống nhiều nước

moi chay nang Tiepthigiadinh H2
Uống nước giúp giữ ẩm đôi môi của bạn

Giữ nước là điều quan trọng để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh. Uống nhiều nước có thể giúp giảm khô, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành bệnh. Đặc biệt, trong những ngày hè nóng bức, uống đủ nước không chỉ giúp bạn duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn cấp ẩm cho đôi môi.

Chườm lạnh

Hãy dùng một miếng gạc hoặc chiếc khăn mềm ướp trong nước đá và đặt nhẹ lên vùng da bị tổn thương.. Bên cạnh đó, khi bị cháy nắng, da có xu hướng bị mất nước, vì vậy hãy đảm bảo bạn uống đủ nước để làm mát cơ thể từ bên trong.

Chuẩn bị một chiếc khăn mềm trong nước lạnh và đặt lên môi để giảm cảm giác nóng rát trên môi. Đây là cách nhanh nhất để hạ nhiệt cho da môi và giảm nhẹ tình trạng sưng tấy. Nhúng khăn vào nước đá cũng có thể là lựa chọn tốt, nhưng cần tránh chườm trực tiếp khăn này lên môi để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh.

Bôi nha đam

Gel nha đam có thể giúp giảm đau do cháy nắng ở môi hay bất cứ vùng nào bị cháy nắng trên cơ thể. Nếu không có nha đam tự nhiên, bạn có thể thay thế bằng các loại kem chiết xuất 100% lô hội để tránh kích ứng.

Bôi kem dưỡng ẩm

moi chay nang Tiepthigiadinh H3
Đội mũ rộng vành và thường xuyên bôi son chống nắng khi ra ngoài

Bổ sung độ ẩm cho làn da bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da trong khi da lành lại.  Bạn nên dưỡng ẩm cho môi bằng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, mật ong... Và tuyệt đối tránh các sản phẩm có chứa hợp chất đuôi "-caine" chẳng hạn như lidocaine hay benzocaine bởi chúng có thể gây kích ứng hay các phản ứng dị ứng trên da không mong muốn. Cũng nên tránh các sản phẩm chứa dầu khoáng như Vaseline bởi chúng sẽ khiến da bị bí tắc, từ đó kéo dài thời gian bỏng cũng như các triệu chứng đau rát…

Điều quan trọng nhất, bạn cần tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi môi bạn lành hẳn. Khi ra ngoài, hãy nhớ thoa son môi có chỉ số SPF cho môi và đội mũ rộng vành để đảm bảo an toàn. Hạn chế sử dụng son bóng không màu, trừ loại có lớp SPF chống nắng bên dưới. Kết cấu son trong suốt có xu hướng làm tăng sự thâm nhập của tia UV khiến da môi dễ bị cháy nắng.

Cùng chuyên mục