Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 27/08/2023, 15:39 (GMT+7)

Có thực sự thu hút khách hàng nhờ đại sứ thương hiệu?

Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều cần tới đại sứ thương hiệu. Họ là ai và có vai trò quan trọng như thế nào trong chiến dịch phát triển của nhãn hàng?

Theo khảo sát về hành vi tiêu dùng năm 2023 của Power Review, có 9/10 người tiêu dùng cân nhắc các bài đánh giá và nhận xét sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Thậm chí, 45% người tham gia khảo sát cho biết sẽ không mua sản phẩm nếu như không có một câu đánh giá hay nhận xét nào.

Có thể thấy, chúng ta đang sống trong thời đại mà không chỉ thương hiệu, nhãn hàng xây dựng hình ảnh mà ngay cả cá nhân cũng có thương hiệu riêng. Đến nay, những doanh nghiệp trẻ mới bước chân vào thị trường mua bán cũng đã có chiến lược, tư duy đúng đắn về xây dựng thương hiệu.

dai-su-thuong-hieu

Hiểu được thói quen mua sắm của khách hàng, các thương hiệu đã xây dựng cho bản thân những đại sứ thương hiệu. Họ là những người nổi tiếng, có khả năng liên kết người tiêu dùng với sản phẩm thông qua hình ảnh, lời nói, các bài viết chia sẻ trên mạng xã hội.

Đại sứ thương hiệu là ai?

Theo cách nhìn trước đây, đại sứ thương hiệu thường là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và được xác nhận một cách chính thức về hình ảnh và vai trò đại diện quảng bá cho thương hiệu. Tuy nhiên, đây chỉ là định nghĩa rất nhỏ trong câu chuyện về đại sứ thương hiệu. Bởi, đó là mối quan hệ giữa “đại sứ” và “thương hiệu” mà họ hợp tác dừng ở tính thương mại đơn thuần.

dai-su-thuong-hieu

Đại sứ thương hiệu sẽ tận dụng độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của bản thân để nhận hợp đồng trở thành người quảng bá chính thức cho thương hiệu đó. Lúc này, thương hiệu sẵn sàng chi tiền để đầu tư cho các chiến dịch, còn đại sứ trở thành người lan truyền, quảng bá hình ảnh cho thương hiệu.

BLACKPINK là nhóm nhạc nữ nổi tiếng Kpop từng ký hợp đồng trở thành đại sứ thương hiệu cho Samsung. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, 4 cô nàng buộc phải gắn bó với hình ảnh của những chiếc điện thoại Samsung hoặc ít nhất không được để hình ảnh của bản thân đang dùng thiết bị của thương hiệu khác.

dai-su-thuong-hieu

Tuy nhiên, sau khi hợp đồng kết thúc, các thành viên BLACKPINK đã “mạnh dạn” cầm những chiếc điện thoại iPhone đời mới trong hình ảnh đời thường của mình. Không thể trách cứ những “cựu” đại sứ toàn cầu này vì họ đã làm đúng trách nhiệm của bản thân trong thời gian ký kết hợp đồng. Dẫu vậy, làn sóng phẫn nộ vẫn nổ ra khi bắt gặp hình ảnh các nữ iDol sử dụng điện thoại “ba mắt”. Họ cho rằng, Samsung không đủ thu hút những cô gái ấy, trong khi đó Apple lại làm được điều này ngay cả khi không ký kết hợp đồng.

Đại sứ thương hiệu có thể giúp quảng bá hình ảnh của nhãn hàng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Nhưng sau khi kết thúc hợp đồng, những đại sứ này có thể gây ảnh hưởng tới thương hiệu, thậm chí tạo ra tác động tiêu cực đến hình ảnh và vị thế của thương hiệu.

Thoát khỏi vùng an toàn của khái niệm

Ngoài những đại sứ thương hiệu được định danh, rất nhiều “đại sứ đời thường” dù không được xác nhận về vai trò một cách chính thức, cũng chẳng nhận được tiền hợp đồng nhưng vẫn có thể giúp đỡ hình ảnh của nhãn hàng một cách “vô tình”.

Chẳng hạn như câu chuyện “Tổng thống Mỹ dùng điện thoại gì” vẫn luôn là đề tài nóng của cánh báo chí, truyền thông và được hàng triệu người quan tâm. Tổng thống Donald Trump sử dụng hai chiếc iPhone cùng lúc. Trong đó, một chiếc điện thoại được bảo mật tuyệt đối, hạn chế các tính năng, chiếc còn lại được cài đặt Twitter để chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

dai-su-thuong-hieu

Hay tới nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden cũng sử dụng iPhone 12 Pro - hình ảnh này được phát hiện khi ông thực hiện cuộc gọi đến ai đó, lúc đáp trực thăng riêng xuống bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng vào năm 2022. 

Apple là một trong số ít những thương hiệu nổi tiếng thế giới có thể làm được điều này. Dù có giá trị thương hiệu cao ngất ngưởng nhưng không cần chi quá nhiều tiền cho các chiến dịch truyền thông hay hợp tác với đại sứ thương hiệu mà vẫn có các “đại sứ” danh giá theo cách tự nhiên nhất.

dai-su-thuong-hieu

Vậy thì, có thực sự cần ký kết hợp đồng với các “đại sứ thương hiệu”? Rất nhiều thương hiệu luôn khao khát có thể nhận được sự hợp tác của người nổi tiếng bằng chữ ký trên hợp đồng. Có thể nói rằng, đây là chiến lược marketing “đắt giá” giúp hình ảnh của nhãn hàng tiếp cận với lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, cũng rất khó để nhận định những người yêu quý “đại sứ” sẽ yêu thích và quyết định mua sản phẩm của “thương hiệu”.

Thay vào đó, rất nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như Apple, Nike, Adidas, Mercedes đã tạo ra “đại sứ thương hiệu” mà chẳng cần ký kết hợp đồng. Đó là bởi, ngay từ đầu, những ông hoàng này đã xác định được thị phần, phân khúc của mình trong thị trường. Tiếp đó, họ chăm sóc những người nổi tiếng sử dụng sản phẩm như khách hàng đặc biệt, thu hút sự quan tâm của “khách hàng có tầm ảnh hưởng” bằng các chiến dịch truyền thông phù hợp.

Cùng chuyên mục