2 cách nấu cháo xương thơm ngọt tự nhiên và nhiều dinh dưỡng
Cách nấu cháo xương thơm ngọt bổ dưỡng chắc chắn là thắc mắc của nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ. Cháo được nấu từ nước xương hầm không chỉ ngon ngọt mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng với điều kiện là phải chế biến đúng cách. Dưới đây là 2 cách nấu cháo xương cực kỳ thơm ngon mà bất cứ ai cũng nên biết nấu. Hãy cùng khám phá nhé!
Cách nấu cháo xương heo
Cháo xương là một món ăn quen thuộc và cực kỳ được yêu thích bởi vị ngon ngọt đặc trưng của nước hầm xương. Được ăn một bát cháo xương trong những ngày thời tiết se se lạnh chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất mà bất cứ ai đều yêu thích. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như xương, gạo và một vài gia vị cơ bản là đã có ngay món cháo siêu ngon. Vậy cách nấu cháo xương heo như nào thì ngon?
Nguyên liệu chuẩn bị
Với cách nấu cháo xương heo, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
-
300g sườn heo non
-
500g xương đuôi heo
-
300g gạo tẻ
-
2,3 lít nước
-
Gia vị: Muối, hạt nêm, mì chính
-
Hành lá, rau thơm
Các bước cách nấu cháo xương heo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để tiết kiệm thời gian hoặc nếu như bếp của bạn không có dụng cụ để chặt xương thì bạn nên nhờ người bán chặt xương thành các miếng vừa ăn nhé.
Xương heo đã chặt đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 5-10 phút rồi vớt ra đem rửa sạch lại với nước.
Sườn non và xương đuôi sau khi rửa sạch thì đem trụng qua nước sôi khoảng 1 phút. Xương trụng xong thì vớt ra để rửa lại với nước lã. Nên rửa với nước từ 2-3 lần để làm sạch các cặn bám trên xương cũng như giúp loại bỏ mùi hôi, giúp thịt thơm ngon hơn.
Ngò rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút thì vớt ra để ráo nước.
Hành và ngò mua về nhặt bỏ rễ, lá hỏng, rửa sạch. Cắt lấy phần lá hành gộp với ngò, thái nhỏ. Còn phần củ hành thì xay hoặc giã nhuyễn cùng một ít tiêu xay.
Sườn non và xương đuôi sau khi sơ chế xong thì cho vào nồi hầm với 2 lít nước lọc, nửa muỗng muối, hầm lửa vừa trong khoảng thời gian 1 tiếng. Trong thời gian hầm phải vớt bỏ bọt thường xuyên để nước hầm xương ngon, ngọt và trong hơn.
Hầm tới khi phần thịt ở xương hầm mềm, xương có độ mềm nhất định thì vớt xương ra, giữ lại phần sườn non, lấy phần thịt ở xương đuôi heo xé thành những sợi nhỏ và đem bỏ xương
Bước 3: Cách nấu cháo xương
Gạo tẻ để ngâm qua đêm hoặc để ngâm ít nhất 4 tiếng cho gạo nở ra, nấu nhanh chín và mềm. Gạo ngầm mềm cho vào máy say đến nhỏ hoặc nát là được.
Cho gạo vừa xay xong vào nồi, thêm phần nước hầm xương vừa nấu. Tốt nhất là loại bỏ phần cặn với xương vụn bằng cách lọc qua ray nhé. Điều này sẽ giúp cháo nấu ra ăn mềm mịn, không bị lợn cợn xương vụn.
Bắc nồi cháo lên bếp nấu tới khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun với lửa liu riu cho tới khi cháo chín nở mềm.
Nêm nếm lại gia vị và cho sườn non, thịt đuôi heo xé nhỏ vào khuấy đều thì tắt bếp được rồi. Có thể thêm ít tiêu xay vào cho cháo thơm và có vị hơi cay cay tê tê khi ăn. Tuy nhiên điều này chỉ thích hợp khi tất cả mọi người đều ăn được tiêu. Còn nếu không thì cho vào sau lúc múc ra bát cho người nào ăn được tiêu.
Thành phẩm
Cháo chín, tắt bếp múc ra bát để thưởng thức, rắc thêm chút rau thơm và hành thái nhỏ đã chuẩn bị để tạo màu sắc cũng như hương vị cho cháo ngon hơn.
Cách nấu cháo xương bò
Cũng giống như cháo xương heo, cách nấu cháo xương bò cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích dù là người già hay trẻ nhỏ. Hạt cháo thơm mềm kết hợp với nước hầm xương bò thanh ngọt tự nhiên cực kỳ kích thích vị giác.
Nguyên liệu chuẩn bị
Nguyên liệu để nấu cháo xương bò gồm có:
-
500g xương bò (Có thể dùng xương sườn, xương ống)
-
300g gạo
-
Hành lá, rau mùi
-
100g nấm mỡ
-
Gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm, mì chính, dầu ăn
Các bước cách nấu cháo xương bò
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương bò sau khi mua về thì chặt thành từng khúc vừa ăn. Có thể nhờ chặt hộ ngay tại quầy mua để tiết kiệm thời gian hoặc nếu như bếp gia đình bạn không có dao chặt được xương hay bạn không biết chặt.
Xương sau khi chặt và rửa sạch thì dùng muối hột chà xát để loại bỏ bớt mùi hôi, sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp đó trụng xương qua nước sôi tầm khoảng 1 phút, vớt ra rửa sạch với nước khoảng 2 lần.
Đợi xương ráo nước thì cho vào tô lớn ướp với các loại gia vị như hạt nêm, mì chính, tiêu trong khoảng 15 phút cho gia vị ngấm đều.
Gạo đem vo sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng để gạo mềm hơn, dễ thấm gia vị khi nấu hơn. Rau thơm với hành thì rửa sạch, đem thái nhỏ.
Nấm mỡ rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Làm nước hầm xương bò
Cho một ít dầu ăn vào xào cùng với xương bò cho tới khi hơi săn lại thì đổ khoảng 2 lít nước vào. Đun với lửa lớn, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa tiếp tục đun cho tới khi xương bò mềm. Trong lúc đun, bạn nên thường xuyên vớt bọt đi để nước hầm xương bò được thơm ngon, trong và không có mùi hôi.
Đến khi xương bò mềm thì cho gạo đã ngâm vào nấu đến khi cháo chín mềm. Nấm mỡ đã xào sơ qua cho vào ninh. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, tất cả các nguyên liệu chín thì tắt bếp.
Thành phẩm
Cháo chín múc ra bát, cho thêm rau thơm, ít tiêu xay rồi thưởng thức. Bát cháo hầm xương bò ngon mềm với vị ngọt thanh của nước dùng kết hợp với một xíu vị cay tê của tiêu xay ăn vào những ngày se sẽ lạnh thì còn gì tuyệt vời bằng.
Cách chọn mua xương ngon
Để chọn được xương ngon, bạn cần phải chú ý tới 3 yếu tố sau là màu sắc, mùi và độ đàn hồi của thịt:
-
Xương sườn sẽ có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thiu, miếng thịt ấn vào phần mặt sườn thì ta thấy khô và có độ đàn hồi tốt. Nếu như thịt có mùi ôi hoặc mùi lạ thì không nên mua vì đó là thịt đã để lâu, bị hỏng và không còn đảm bảo chất lượng nữa.
-
Nên chọn những miếng xương sườn có xương dẹp và nhỏ bởi vì những miếng như vậy thì nhịt nhiều và xương ít hơn so với loại xương to và tròn.
-
Khi lựa chọn mua sườn để nấu cháo, bạn nên mua xương có cả thịt nạc lẫn mỡ để khi hầm thịt sẽ béo mềm thơm ngon hơn.
-
Nên chọn mua sườn sau khi đã mua đầy đủ các nguyên liệu khác để hạn chế thời gian để xương trong túi ni lông. Bởi xương nếu để lâu trong túi ni lông rất dễ bị thiu, có mùi hôi, không những thế các chất độc hại ở túi ni lông còn thấm vào thịt.
Lưu ý cách nấu cháo xương
Xương sau khi mua về có thể dùng muối, rượu chà xát lên trong vòng 10 phút rồi rửa lại với nước để loại bỏ mùi hôi. Dù xương có đảm bảo an toàn hay không thì vẫn nên trụng qua nước sôi để loại bỏ các chất không tốt cũng như khử bớt mùi hôi nhé.
Ngoài ra, có thể ngâm xương trong nước vo gạo 1 tiếng rồi rửa lại với nước sạch để khử đi mùi hôi và giúp xương tươi ngon.
Tùy vào khẩu vị của người nấu và các thành viên trong gia đình, bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác như nấm, cà rốt, khoai tây, bí đỏ... vào nấu để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Nên ăn cháo xương lúc còn nóng, không nên ăn nguội hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần.
Tuyệt đối không nêm nước mắm vào cháo khi nấu bỏi điều này sẽ làm cháo nhanh có vị chua. Nếu như bạn thích có thêm vị nước mắm thì có thể chuẩn bị một bát nước chấm riêng lẻ đi kèm.
Là món ăn bổ dưỡng, dễ ăn nên hầu như bất kỳ ai cũng có thể ăn được, đặc biệt là những người già và trẻ nhỏ.
Xương hầm xong đừng nên vứt đi luôn mà xé lấy phần thịt nấu cùng cháo, có thể xé nhỏ hoặc băm nhỏ đều được nhé. Vì không chỉ nước hầm xương, phần thịt trên xương cũng rất bổ dưỡng.
Khi hầm nước xương, phải thường xuyên vớt bọt để nước hầm thơm ngọt và trong hơn.
Với 2 cách nấu cháo xương được trình bày chi tiết bên trên, hy vọng bạn có thể nấu được nồi cháo xương hầm thơm ngon, dinh dưỡng để chiêu đãi gia đình. Đừng quên theo dõi danh mục Bếp nhà của Tiếp thị & Gia đình để biết thêm nhiều cách nấu những món ăn ngon khác làm mới thực đơn bữa cơm gia đình.