Thứ hai, 28/08/2023, 16:55 (GMT+7)

Cách điều trị bệnh còi xương ở trẻ chỉ với chế độ dinh dưỡng

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh còi xương do có hệ xương phát triển nhanh. Để điều trị hiệu quả, cần xây dựng thói quen cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Trẻ mắc phải bệnh thường có các dấu hiệu như: quấy khóc, nôn trớ, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon, phía sau đầu bị rụng tóc. Với những trường hợp còi xương cấp sẽ có tiếng thở rít thanh quản, thường nôn hoặc nấc khi ăn, bị co giật do hạ calci trong máu.

benh-coi-xuong
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể (Ảnh: Children's Hospital Los Angeles)

Tùy theo lứa tuổi mà mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện ở xương khác nhau, như: 

  • Ở trẻ nhỏ: Xương sọ mềm, đầu dễ bị biến dáng bởi tư thế nằm. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu. Răng mọc chậm, mọc lộn xộn và có men răng xấu.
  • Ở trẻ lớn hơn: Xương lồng ngực biến đổi, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Cơ nhẽo, trẻ chậm lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,...

Đối với những trẻ sinh non, sinh đôi hay không được nuôi bằng sữa mẹ, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Những trẻ bụ bẫm, mập mạp cũng có khả băng bị còi xương do nhu cầu về phốt pho và canxi tăng cao.

Còi xương ở trẻ gây nhiều hậu quả nguy hiểm

Trẻ bị mắc phải chứng còi xương có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến sức khỏe hoặc sắc vóc sau này. Bệnh thường gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, các di chứng sẽ xuất hiện như:

  • Biến dạng lồng ngực
  • Gù lưng, vẹo cột sống
  • Chân vòng kiềng hay hình chữ bát (chữ X)
  • Khung xương tay cong
  • Khung chậu hẹp
  • Gây giảm chiều cao, sắc vóc
  • Chức năng hô hấp bị hạn chế
  • Thay đổi dáng đi
  • Trẻ xanh xao, còi cọc, thiếu máu
  • Bị viêm phổi tái phát nhiều lần
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh - cơ
  • Đối với những bé gái, còi xương có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh sản về sau
benh-coi-xuong 3
Còi xương nhiều nhiều hệ lụy đến ngoại hình, sức khỏe (Ảnh: FirstCry Parenting)

Nguy hiểm hơn, bệnh còi xương có thể gây ra biến dạng xương hay tử vong do mắc phải những bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phổi. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh còi xương

Dinh dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh còi xương

Còi xương ở trẻ là bệnh thường gặp và dễ mang lại nhiều hậu quả xấu về sức khỏe cùng sự phát triển của trẻ. Cách để phòng ngừa và điều trị hiệu quả là áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. 

Theo Viện Dinh dưỡng, những trẻ còi xương cần được chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Cụ thể, phải đảm bảo cung cấp các nhóm chất chính đầy đủ, bao gồm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trẻ còi xương nên được bổ sung tập trung nhóm vi chất: vitamin D, canxi, kẽm, phốt pho, sắt để xương phát triển. Đồng thời, phụ huynh cũng nên chuẩn bị nhiều thực phẩm có chứa chất béo từ dầu, mỡ để tăng cường hấp thu vitamin D cho trẻ.

benh-coi-xuong 6
Trẻ còi xương cần đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (Ảnh: Freepik)

Cụ thể, cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ như sau:

  • Chú ý bổ sung đủ lượng vitamin D và canxi: Cung cấp từ 400 - 600 IU vitamin D cùng 700 - 1.000 mg canxi mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi là sữa tươi, phô mai, trứng, cá, dầu cá, bơ, nấm, đậu nành, các loại hạt và rau xanh.
  • Ưu tiên nhiều chất đạm và các vi chất dinh dưỡng có trong hải sản (cua, tôm, ghẹ, ốc, sò,cá hồi,..), lòng đỏ trứng, mè đen,...
  • Cung cấp vitamin trong thực đơn thông qua các loại rau: rau ngót, rau đay, rau bina (chân vịt), rau muống,..
  • Lưu ý điều chỉnh lượng vitamin K2, kẽm, magie bổ sung cho trẻ mỗi ngày
  • Cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều trái cây: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Trái cây chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa. Bởi vậy cần bổ sung đủ nước và nhiều trái cây cho trẻ hằng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng nhiều nước ngọt có gas và thức ăn nhanh. Những thực phẩm này khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi, gây ra nhiều bệnh lý khác. 

Song song với đó, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo thêm những ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Điều này có thể giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ.

Một số phương pháp phòng ngừa, điều trị còi xương hữu hiệu khác

Ngoài chế độ dinh dưỡng đặc biệt, phụ huynh có thể lưu ý đến một số phương pháp giúp ngăn ngừa, cải thiện bệnh còi xương ở trẻ như sau:

- Bổ sung các thực phẩm chức năng chứa những dưỡng chất có lợi, hỗ trợ cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng

- Bổ sung vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời đặc biệt hữu hiệu, bởi vậy cần tăng cường tắm nắng cho trẻ. Thời gian lý tưởng cho hoạt động này là từ 15 - 30 phút/ngày, trong khung giờ dưới 9 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều. Đồng thời, bố mẹ nên lưu ý sử dụng kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe làn da cho trẻ.

benh-coi-xuong 4

- Rèn luyện cho trẻ thói quen tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để kích thích hormone tăng trưởng, tăng tích lũy khoáng chất, giúp xương chắc khỏe hơn. Các hoạt động trẻ nên tham gia gồm: chạy, nhảy, leo trèo hoặc các bộ môn như bóng rổ, bóng đá,..

benh-coi-xuong 5

Trong quá trình trẻ tập luyện, phụ huynh cần theo dõi, giám sát và có những hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời, cần tham khảo, lựa chọn những bộ môn phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và giới tính của trẻ. 

Cùng chuyên mục