Thứ ba, 15/08/2023, 19:52 (GMT+7)

Những thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị tay chân miệng

Phụ huynh cần lưu ý, trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cần hạn chế một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng lây truyền và gây đau rát, khó chịu.

Trẻ mắc tay chân miệng cần kiêng những món gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh này gồm: sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da.

tay-chan-mieng 2
Trẻ bị tay chân miệng sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da (Ảnh: Freepik)

Theo chuyên gia cho biết, khi trẻ bị tay chân miệng, các vết loét sẽ khiến trẻ bị đau, rát. Do vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ không nhất thiết phải ăn quá nhiều mà chỉ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết.

Theo đó, để giúp con có sức đề kháng tốt và nhanh chóng khỏi bệnh, phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng sử dụng những thực phẩm sau:

  • Không sử dụng gia vị nồng cay, nóng

Thực phẩm cay có thể gây kích ứng và khiến cho tình trạng viêm loét trong miệng trẻ càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, gia vị như ớt, tiêu sẽ làm tăng cảm giác đau rát, nóng miệng. Do vậy, phụ huynh chỉ nên chế biến các món ăn ít gia vị.

tay-chan-mieng 3
Không nên sử dụng thức ăn cay nóng để tránh đau rát (Ảnh: Freepik)
  • Không sử dụng thực phẩm có vị chua

Những thực phẩm có nhiều vị chưa như cam, chanh, bưởi hay cà chua dễ khiến trẻ khi ăn bị xót, đau.

  • Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffein

Những thực phẩm như nước ngọt, nước có gas chứa nhiều đường, không mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Nên ưu tiên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước ép trái cây nguyên chất để tăng sức đề kháng.

Làm gì khi trẻ mắc tay chân miệng không chịu ăn, uống?

Khi mắc tay chân miệng, trẻ thường khó khăn và không chịu ăn uống. Bởi vậy, nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nước rất cao.

Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

  • Nếu như trẻ bị đau miệng do có nhiều vết loét, phụ huynh nên cho đi khám bác sĩ để được kê thuốc và có hướng điều trị phù hợp. Khi tình trạng đau rát thuyên giảm, trẻ có thể cải thiện chế độ ăn uống.
  • Bố mẹ có thể nghiền nhỏ thức ăn hoặc cho thêm một ít men vào để làm loãng ra. Bên cạnh đó, nên sử dụng các thức ăn mát và cho trẻ ăn từng thìa nhỏ một.
tay-chan-mieng 4
Bố mẹ có thể nghiền nhỏ thức ăn và cho trẻ ăn từng thìa nhỏ một (Ảnh: Freepik)
  • Nấu những món ăn đơn giản, không nên sử dụng nhiều gia vị. Bởi khi thức ăn tiếp xúc với niêm mạc bị loét sẽ gây xót, đau
  • Khi trẻ chưa ăn được như bình thường, phụ huynh có thể chia nhỏ rồi tăng số bữa ăn trong ngày lên. Đặc biệt là nên bổ sung bằng dạng uống thông qua các thực phẩm chức năng, sữa năng lượng cao để tăng đề kháng, nhanh chóng phục sức khỏe cho trẻ
  • Trường hợp trẻ từ chối ăn uống tiêu cực, sức khỏe không đảm bảo, phụ huynh cần đưa đến bác sĩ thăm khám để có những chỉ định kịp thời
Cùng chuyên mục