Ăn lẩu mùa đông thật tuyệt vời nhưng tuyệt đối không cho những loại rau này vào lẩu
Thời tiết lạnh của mùa đông rất thích hợp để tụ tập gia đình, bạn bè cùng ăn lẩu. Hãy chú ý đến những loại rau này để thưởng thức món ăn thật ngon mà không hại sức khỏe.
Rau kinh giới không ăn với lẩu gà
Rau kinh giới rất "kỵ" với thịt gà. Theo Đông y, khi kết hợp 2 thứ này chung với nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy.
Mồng tơi không ăn với lẩu bò
Mồng tơi là loại rau không chỉ để xào, nấu canh... mà nó còn được dùng để nhúng lẩu. Mồng tơi rất hợp cho vào lẩu hải sản, lẩu riêu nhưng bạn không được cho vào lẩu bò. Theo Đông y, rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... còn thịt bò có tính ôn (ấm) nên khi ăn chung có thể khiến người ăn bị đau bụng, đầy bụng khó chịu, nặng hơn sẽ gây táo bón…
Cà chua, khoai lang, khoai tây không ăn với lẩu hải sản
Cà chua, khoai lang, khoai tây là những thực phẩm được ưa thích để ăn lẩu. Cà chua để tăng hương vị, màu sắc cho nước lẩu. Còn khoai lang, khoai tây nhúng lẩu rất ngon. Thế nhưng, 3 loại rau củ này không nên cho vào lẩu hải sản bởi khiến người ăn cảm thấy khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Các loại nấm lạ
Nấm là loại rau ăn kèm trong lẩu được nhiều người yêu thích bởi độ giòn ngon, mùi thơm, chống ngấy hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi nhúng các loại nấm vào lẩu, không dùng nấm lạ dễ gây ngộ độc và có thể tử vong. Một số loại nấm quen thuộc bạn có thể ăn cùng lẩu như: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm hải sản, nấm rơm...
Giá đỗ
Giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng, được dùng để ăn sống, làm nộm. Nhiều người dùng giá để xào, nấu canh hoặc nhúng lẩu nhưng giá lại có nguy cơ ngộ độc cao bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 - 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Cho giá đỗ vào chần trong nước lẩu hoặc ăn sống trong khi giá lại chưa được rửa sạch sẽ rất dễ nhiễm vi sinh vật.
Rau hoa chuông
Rau ăn hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông chứa Spocolamin là một chất độc gây ảo giác nên khi ăn lẩu cũng không nên ăn loại rau này.
Lá khoai môn
Một số người thích dùng lá khoai môn để cho vào lẩu. Lá khoai môn có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Tuy nhiên, nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh dùng loại rau này khi ăn lẩu, đề phòng ăn nhầm gây ngộ độc.
- Vụ 5 người nhập viện sau ăn lẩu: Bộ Y tế tạm đình chỉ quán ăn
- Chuyên gia gợi ý 10 loại rau củ quả giàu vitamin C trong mùa đông
- 4 loại rau giàu đạm không kém thịt cá
- Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân của các vị trí đau đầu khác nhau
- Làm ướt bàn chải trước hay cho kem đánh răng trước?
- Hoại tử nặng do tự xử lý vết rắn cắn suốt 20 năm
- 10 thực phẩm giúp đôi mắt sáng đẹp và khỏe mạnh
- Hà Nội phát hiện ca ho gà đầu tiên trong năm 2023, phòng bệnh thế nào?
- Những thực phẩm lành mạnh màu trắng đặc biệt tốt cho sức khỏe