4 loại rau giàu đạm không kém thịt cá
Không chỉ các loại thịt cá mới giàu đạm, những loại rau này cũng giàu đạm không kém, chị em nên bổ sung ngay vào thực đơn, vừa cung cấp đủ năng lượng lại đẹp dáng mượt da.
Đạm thực vật được các chuyên gia đánh giá rất tốt, cung cấp protein và năng lượng cho cơ thể, giảm nguy cơ béo phì, bệnh tật và có tác dụng giữ dáng, làm đẹp da. Dưới đây là những loại rau quen thuộc mà cực giàu đạm.
Rong biển
Trong 10g rong biển khô chứa khoảng 8g protein. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi dựa trên nơi nó sinh trưởng và theo mùa. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn rong biển nhiều vào mùa đông và mùa xuân.
Ngoài protein, rong biển này cũng rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, cellulose, iốt hữu cơ, natri alginat và các thành phần khác. Các thành phần này giúp trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glucose, tăng cường hoạt động của insulin và ổn định lượng đường trong máu…
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là loại rau cực kỳ giàu đạm, trong 100g đậu Hà Lan thì có khoảng 5g đạm thực vật. Loại rau này cũng giàu vitamin A, vitamin K, vitamin C và chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho giảm cân, làm đẹp da, tóc và móng. Ăn đậu Hà Lan cũng giúp điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu và nâng cao sức đề kháng.
Rau bina
Rau bina là một trong những loại rau lá xanh giàu chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Trong 100g rau bina chứa 2,9g protein và 23 calo. Loại rau này cũng cung cấp lượng folate, vitamin A, vitamin C… dồi dào.
Magie, sắt, kali, calci và chất chống oxy hóa trong rau bina giúp giảm viêm và tăng cường năng lượng. Rau bina còn có khả năng làm giãn nở mạch máu và ngăn ngừa ung thư vú. Loại rau này còn giàu nitrat làm tăng oxit nitric, cải thiện chức năng tế bào nội mô và giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nấm
Hàm lượng protein của nấm nhiều hơn rau quả bình thường gấp 3-6 lần và có chứa 18 loại amino axit – nguồn xây dựng cơ bắp và tế bào. Nấm tươi có hàm lượng protein lên đến 1,75%-3,63% còn nấm khô có hàm lượng protein thường là 19%-40%. Chẳng hạn như hàm lượng protein của nấm sò tươi là 3,63%, hàm lượng protein của nấm sò khô đạt 37%.
Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và giàu đạm, nấm còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong nấm có chứa polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chống ung thư, kiểm soát lipid máu. Nguồn vitamin đa dạng trong nấm gồm vitamin C, vitamin D và vitamin nhóm B làm chậm quá trình lão hoá, giúp xương chắc khỏe, tốt cho hệ thần kinh…
- 12 trái cây giàu protein tốt nhất cho người ăn chay
- Những loại rau nào giàu protein tốt cho sức khỏe?
- Hạt dẻ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?
- Vỏ kiwi có ăn được không? Ăn kiwi thế nào để tốt cho sức khỏe?
- Thực hiện ngay 7 bài tập giúp xóa nếp nhăn và ngăn lão hóa hiệu quả
- Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
- Cảnh báo 5 điều dễ gây đột tử cần lưu ý trong tiết trời lạnh
- Học người Nhật giảm cân chỉ với ly nước ấm