Ăn khoai lang vào 'thời điểm vàng' này cực tốt cho cơ thể, vừa giúp ngăn ngừa ung thư lại giảm cân hiệu quả
Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi ăn đúng vào những khung giờ này hiệu quả còn tăng lên gấp bội.
Thời điểm ăn khoai lang tốt cho sức khỏe
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc, nhiều người yêu thích vì giá thành rẻ và giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết đâu là thời điểm tốt để ăn loại thực phẩm này. Một số người có thói quen khoai lang về tích trữ để ăn dần và cho rằng khoai càng để lâu ăn càng ngọt hơn.
Thế nhưng, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, "thời điểm vàng" để ăn khoai lang là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất. Ngược lại, càng để khoai lâu thì lượng nước trong khoai càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi…
Ngoài ra, có 3 thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang mà chị em cần ghi nhớ:
Ăn khoai lang vào buổi sáng
Buổi sáng chính là thời điểm tuyệt vời để bạn ăn khoai lang. Thay vì ăn xôi, bún, phở vào buổi sáng, một củ khoai lang sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng cho ngày mới, làm đẹp da, và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ… Ngoài ra, chất xơ trong thực phẩm này còn giúp bạn cảm thấy no lâu, tránh cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, nhanh chóng.
Bên cạnh đó, ăn khoai lang vào buổi sáng giúp kích thích nhu động ruột, chống táo bón hiệu quả.
Ăn khoai lang vào buổi trưa
Buổi trưa cũng là thời điểm hoàn hảo để bạn thưởng thức khoai lang. Lý do vì khoai lang có chứa lượng canxi đáng kể, sau khi ăn sẽ mất khoảng 4-5 giờ canxi mới hấp thụ vào trong cơ thể. Trong khi đó, buổi trưa là thời điểm có ánh nắng mặt trời, ăn khoai lang vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, củng cố sức khỏe xương khớp.
Có thể kể đến một số món ăn trưa với khoai lang cực dễ làm chị em có thể thử như: cơm gạo lứt kèm khoai lang luộc/hấp, khoai lang nướng mỡ hành, salad khoai lang với ức gà...
Trước khi tập thể dục
Ngoài 2 thời điểm trên, nếu bạn có thói quen tập thể dục, hãy thử bổ sung khoai lang khoảng 1-2 tiếng trước khi tập. Thực phẩm này cung cấp carbohydrate phức tạp, giúp bổ sung năng lượng cho cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình luyện tập.
Bên cạnh đó, ăn khoai lang trước khi tập thể dục còn có tác dụng duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn tình trạng hạ đường huyết khi vận động. Vì vậy, bạn có thể lên thực đơn là khoai lang luộc/hấp hay sinh tố khoai lang vào chế độ ăn để tăng hiệu quả khi tập nhé.
Lưu ý khi ăn khoai lang
Không nên ăn khoai lang sống: Khoai lang sống cố chứa chất nhựa khó tiêu hóa, có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu.
Tránh ăn khoai lang vào buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là gần giờ đi ngủ dễ bị trào ngược axit, gây đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không ăn khoai lang mọc mầm: Khoai lang mọc mầm có thể chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe.
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, bạn nên kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thịt, cá, trứng..
Không nên ăn cả vỏ: Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang tốt cho người bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ lại không hề tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Không phải đối tượng nào cũng thích hợp ăn khoai lang, những người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa kém, bệnh thận nên hạn chế ăn khoai lang kẻo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến bệnh tình ngày một nặng thêm.
- Ăn khoai lang mỗi ngày liệu có gây tăng đường huyết trong cơ thể?
- Làm khoai lang nướng nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà
- Chọn khoai lang nên lấy khoai to hay nhỏ, vỏ nhẵn hay sần?
- Hướng dẫn cách làm khoai lang sấy bằng lò vi sóng ngon 'hết nước chấm', ai thử cũng mê
- Giảm cân, giữ dáng cùng thực đơn eat clean với khoai lang, thực hiện ngay để có vóc dáng như mơ
- Cô gái 26 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư gan vì ăn khoai lang theo kiểu này, bác sĩ cảnh báo sai lầm nguy hiểm