Cô gái 26 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư gan vì ăn khoai lang theo kiểu này, bác sĩ cảnh báo sai lầm nguy hiểm
Đi khám vì đau bụng dữ dội, người phụ nữ suy sụp khi biết mình mắc ung thư gan mà nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống sai lầm mà nhiều người hay mắc phải.
Ung thư gan vì thường xuyên ăn khoai lang để lâu, mốc
Gia đình & Xã hội thông tin, chị Phi (26 tuổi ở Thiên Tân, Trung Quốc) cũng giống bao người phụ nữ khác rất chú trọng ngoại hình nên quyết tâm giảm cân bằng cách ăn khoai lang. Chị chọn khoai lang vì cho rằng loại củ này không chứa chất béo, được nhiều đồng nghiệp mách là món ăn lý tưởng để giảm cân.
Vì vậy, mỗi lần về quê, chị Phi thường mang theo nhiều khoai lang để tích trữ ăn dần. Bi kịch ập đến khi Phi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tay chân rã rời. Lúc đầu, chị cho rằng đây là kết quả của quá trình giảm cân nên không để ý lắm. Tuy nhiên, chỉ đến khi chị đau bụng dữ dội, gia đình mới đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Sau khi khám, các bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư gan. Nghe tin chị sốc và suy sụp vì bản thân có chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, cũng không uống uống rượu bia.
Khai thác thói quen sinh hoạt của nữ bệnh nhân, bác sĩ kết luận việc ăn khoai lang mốc là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư gan quái ác này. Hóa ra, do cách bảo quản không đúng nên số khoai mà bố mẹ gửi lên cho chị Phi đã bị mốc, nhưng vì tiếc của chị lại không bỏ đi mầ chỉ cắt bỏ phần mốc rồi tiếp tục ăn như bình thường.
Theo khuyên cáo của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, người dân nên dừng ngay việc ăn khoai lang mốc, bởi trong khoai lang mốc chứa độc tố aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư cao. Aflatoxin không chỉ tồn tại ở phần bị mốc mà còn có thể lan ra cả củ khoai.
Việc ăn khoai lang mốc trong thời gian dài khiến gan phải làm việc quá tải để đào thải độc tố, lâu dần gây tổn thương gan, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.
Ăn khoai lang cần lưu ý điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Không ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, những người bị táo bón nên ăn khoai lang, nhưng nếu ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn khoai mọc mầm
Ăn khoai để lâu vô tình sẽ nạp thêm nhiều đường vào cơ thể. Thêm vào đó, mặc dù khoai lang để lâu không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…
Không ăn thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá, tuy nhiên bạn cần tránh ăn quá nhiều, ăn thay cơm vì điều này sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Bởi khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Không ăn vào buổi tối
Ăn khoai tốt nhất là buổi trưa, thời gian từ 10-12h. Nếu ăn khoai vào bữa sáng thì nên ăn thêm các thực phẩm khác như các loại hạt, rau xanh hoặc sữa để đảm bảo dinh dưỡng.
Tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói cũng như không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì trong khoai lang có chất đường, nếu ăn lúc đói dễ bị đầy bụng, trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém.
Những ai không nên ăn khoai lang?
Theo Gia đình Việt Nam, khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những đối tượng sau không nên ăn khoai lang.
Người đang đói không nên ăn khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều đường, do vậy nếu ăn vào lúc đói sẽ gây tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua và trướng bụng. Do vậy để tránh tình trạng này khi luộc khoai có thể cho thêm chút rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là không nên ăn khoai lang lúc đói.
Người có vấn đề về dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày, đầy bụng và các bệnh về đường tiêu hóa khác nên hạn chế ăn nhiều khoai lang. Vì khoai lang chứa lượng đường nhất định ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu và quá trình chữa lành tổn thương trong dạ dày thực quản.
Thêm vào đó, việc ăn khoai lang thường xuyên còn làm tăng tiết dịch vị, axit gây viêm loét niêm mạc dạ dày nặng hơn. Vì thế, người bệnh tốt nhất nên chế biến đúng cách và ăn ít khoai lang để hệ tiêu hóa có thời gian phục hồi ổn định theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Người mắc bệnh tiểu đường
Khoai lang được coi là một loại thực phẩm có hàm lượng glycemic thấp và nhiều chất xơ, có nghĩa là chúng giải phóng và hấp thụ glucose vào máu rất chậm, từ đó ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách thì chỉ số đường huyết trong khoai sẽ tăng lên làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Người bị thận
Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Người mắc bệnh thận, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, vì vậy ăn khoai lang có thể gây rối loạn nhịp, yếu tim.
- Người đàn ông sốc khi bị ung thư lưỡi chỉ vì thói quen tai hại mà nhiều người Việt mắc phải
- 26 tuổi đã mắc ung thư bàng quang, nam thanh niên hối hận vì duy trì thói quen này suốt 10 năm
- Người đàn ông mắc ung thư thực quản do thói quen sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải
- Người phụ nữ 60 tuổi mắc ung thư trực tràng vì thường xuyên ăn món rau rất quen thuộc trên mâm cơm Việt
- 2 vợ chồng mắc cùng một loại ung thư, bác sĩ nói nguyên nhân vì một thói quen ăn uống mà nhiều người mắc phải
- Người đàn ông phát hiện mắc cùng lúc 2 loại ung thư, bác sĩ tiết lộ đồng phạm là một đồ gia dụng trong nhà bếp