Thứ bảy, 29/04/2023, 07:20 (GMT+7)

Xin cấp phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp cần lưu ý những thủ tục gì?

Biên Thùy (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo ngoài trời buộc phải xin cấp phép. Dưới đây là những thủ tục mà các doanh nghiệp cần lưu ý.

Quảng cáo ngoài trời - chiến lược marketing hiệu quả

Lâu nay quảng cáo ngoài trời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch marketing của các doanh nghiệp, thương hiệu, nhãn hàng. Bởi quảng cáo ngoài trời sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng cũng như tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng ở mọi thời điểm và địa điểm. Với tần suất lặp đi lặp lại, không giới hạn nhiều về thời gian, vị trí cố định, quảng cáo ngoài trời đã giúp người dùng có khả năng ghi nhớ nhãn hiệu, dịch vụ, thương hiệu hàng hóa tốt hơn.

Quảng cáo ngoài trời là hình thức quảng cáo mang tính ép buộc tự nhiên khiến người đi đường luôn nhìn thấy. Dự toán cho quảng cáo ngoài trời cũng đa dạng, chi phí từ thấp tới cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn. Đặc biệt loại hình này được đánh giá có tiềm năng lớn ở Việt Nam và sẽ phát triển nhanh trong tương lai.

Vị trí đặt biển, bảng quảng cáo ngoài trời

xin-giay-phep-quang-cao-ngoai-troi-3

Biển quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ quy định của Luật giao thông đường bộ

Khi đặt các bảng, biển quảng cáo ngoài trời thì phải xác định được cụ thể về địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương các bảng, biển quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị theo quy định tại Khoản 1 điều 37 Luật quảng cáo năm 2012 và Điều 16 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. Bảng, biển quảng cáo phải tuân thủ đúng quy định về hình dáng, kích thước,...được quy định theo Thông tư số 04/2018/TT-BXD và  QCVN 17:2018/BXD quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.

Bên cạnh đó phải đáp ứng đủ nguyên tắc sau khi lắp đặt biển, bảng quảng cáo ngoài trời: 

- Không được phép đặt biển, bảng quảng cáo ở trong các hành lang an toàn giao thông, hành lang đê điều và các mạng lưới điện quốc gia;

- Phải đáp ứng việc đặt bảng, biển này không được ảnh hưởng đến kiến trúc và các cảnh quan đô thị xung quanh;

- Vị trí của bảng, biển quảng cáo phải được xác định rõ ràng với vị trí của những nơi thực hiện các hoạt động cho tuyên truyền, cổ động cho chính trị hoặc cách hoạt động phục vụ cho lợi ích xã hội.

Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo ngoài trời

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của Điều 29 Luật Quảng cáo năm 2012. Theo đó, mỗi loại hình quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Trước khi chuẩn bị tài liệu đăng ký xin cấp phép quảng cáo ngoài trời, cá nhân, tổ chức sẽ phải xác định loại hình quảng cáo. Cơ quan nhà nước kiểm duyệt khá khắt khe hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chính xác.

quang-cao-ngoai-troi thủ tục
Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao công chứng/chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hóa đối với doanh nghệp, cá nhân tự thực hiện quảng cáo. Bản sao chứng thực/công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.

- Theo quy định tại Điều 20 của Luật quảng cáo, phải chuẩn bị các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quảng cáo như bản sao có giá trị pháp lý giấy đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng; hoặc bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp quảng cáo cho các sự kiện, chính sách xã hội thì cần có bản sao về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức.

- Trường hợp tự thực hiện quảng cáo phải có mẫu maket sản phẩm quảng cáo có in mầu, có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo. Trưởng hợp là đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì phải có dấu của tổ chức nếu người quảng cáo lá tổ chức.

– Văn bản chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn như bản sao có công chứng hoặc chứng thực của hợp đồng giữa chủ giấy phép quảng cáo với người có quyền sở hữu hợp pháp địa điểm mà hình thức quảng cáo ngoài trời đặt tại đó.

– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo, văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng đối với bảng, biển, pa-nô, màn hình treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời mà pháp luật về xây dựng quy định phải thẩm định về kết cấu xây dựng.

– Đối với loại bảng quảng cáo phải có bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật quảng cáo.

bien-quang-cao-tam-lon-25

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép quảng cáo ngoài trời?

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời cho các đối tượng thực hiện: Quảng cáo trên bảng, biển, băng rôn, pano, màn hình đặt nơi công cộng, vật thể trên không, vật phát quang, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động.

Sở có trách nhiệm xem xét việc cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời cho doanh nghiệp và trả lời trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, Sở phải có trách nhiệm thông tin bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối.

Lệ phí cấp phép quảng cáo ngoài trời:

Lệ phí xin giấy phép bảng quảng cáo ngoài trời sẽ thay đổi theo thời gian. Theo thông tư 64/2008/TT-BTC thì lệ phí đối với quảng cáo bảng, biển, Pano, băng rôn và các hình thức tương tự, cụ thể như sau:

- 600.000 đ/ 1 giấy phép có diện tích từ 40 m2

- 500.000 đ/ 1 giấy phép có diện tích từ 30m2 đến 40m2

- 400.000 đ/ 1 giấy phép có iện tích từ 20m2 đếb 30m2

- 200.000 đ /1 giấy phép có iện tích từ 10m2 đến 20m2

- 100.000 đ / 1 giấy phép có iện tích dưới 10m2.

Nắm rõ các thông tin và thủ tục này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong quá trình xin cấp phép quảng cáo ngoài trời.

Cùng chuyên mục