Uống nước lá tía tô đúng thời điểm vàng này giúp thải mỡ, đẹp da, tốt hơn vạn thuốc bổ
Nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt nếu uống đúng 3 thời điểm này trong ngày giúp phòng ngừa bệnh tật, cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.
Lá tía tô và công dụng cho sức khỏe
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, tía tô là loại rau quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn của các gia đình Việt. Không chỉ vậy, nó còn có công dụng cực tốt như đun nước uống, làm lá xông và dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh.
Lá tía tô có tính ấm, vị cay, lợi vào kinh tỳ, phố, tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, giải độc, trị ho, hen suyễn, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau và an thai.
Uống nước lá tía tô có lợi ích thúc đẩy hoạt động của khí huyết trong cơ thể, cải thiện trao đổi chất, thúc đẩy quá trình bài tiết cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài.
Không chỉ vậy, ăn lá tía tô hay uống nước lá tía tô cũng có tác dụng bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cải thiện tiêu hóa.
Thời điểm 'vàng' uống nước lá tía tô tốt nhất cho cơ thể
Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô là trước các bữa ăn chính khoảng 10-30 phút. Đây chính là lúc cơ thể có thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong chúng. Bên cạnh đó, khi uống vào lúc này sẽ tạo cho bạn cảm giác no, hạn chế thèm ăn, thúc đẩy quá trình giảm mỡ, đem lại hiệu quả giảm cân, làm sáng da.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo rằng, mọi người không nên uống nước lá tía tô thay cho nước lọc, đồng thời chỉ nên uống một lượng vừa phải tránh uống quá nhiều trong thời gian dài vì có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp, gây ra cao huyết áp và tác động tới hệ tim mạch.
Trong lá tía tô có thành phần kháng khuẩn, chống viêm, có tác dụng giảm sưng tấy. Sử dụng lá tía tô có thể giúp giảm mụn bọc, mụn mủ, làm da đẹp hơn.
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp những người mắc bệnh gout cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những người này nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bằng thuốc.
Một số lưu ý khi dùng nước lá tía tô
Mỗi người chỉ nên uống tối đa 2-3 ly nước tía tô mỗi ngày và nên chia nhỏ từng lần uống.
Chỉ nên dùng nước lá tía tô trong vòng 24 giờ sau khi nấu để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng.
Khi nấu, không nên đun sôi nước lá tía tô quá 15 phút vì làm vậy các chất dinh dưỡng trong lá tía tô sẽ bị bay hơi hoặc phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như hiệu quả của nó.
Những người bị nóng trong hoặc đang bị cảm nóng không nên dùng nước lá tía tô do tía tô có vị cay, tính ấm.
Không sử dụng nước lá tía tô trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ. Trong loại lá này có một số hoạt chất có thể gây ra bệnh cao huyết áp, gây tổn hại tim mạch. Ngoài ra, còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, lá tía tô chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể tích tụ ở tuyến thượng thận, gây ra sỏi thận, suy thận.
- Loại rau được Mỹ xếp tốt nhất thế giới, bán đầy chợ Việt, chứa nhiều dưỡng chất lại phòng ngừa bệnh tật
- 8 loại rau củ là ‘khắc tinh’ của mỡ bụng, bổ sung ngay vào thực đơn để giữ dáng thon gọn, khỏe đẹp
- Loại rau trường thọ giá rẻ như cho, bán đầy chợ Việt, vừa bổ máu, giàu canxi lại hạ đường huyết hiệu quả
- Bật mí 5 loại rau củ có vị 'đắng chát' nhưng cực kỳ tốt cho sức khỏe, đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền mua
- Loại rau có mùi tanh khó chịu, giá rẻ, được ví như 'rau giải độc', lọc phổi, thải độc gan cực tốt
- Loại rau dân dã, giá rẻ, bán đầy chợ Việt được xem như 'báu vật' giúp sống khoẻ, sống thọ, không biết quá tiếc