Nét đẹp kiến trúc Nhật Bản tại Tu Viện Khánh An
Tu Viện Khánh An từ lâu đã được biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh, thu hút rất nhiều tín đồ phật tử và những người đam mê du lịch mang phong cách kiến trúc Nhật Bản.
Giới thiệu sơ lược về Tu Viện Khánh An
Tu Viện Khánh An ở đâu?
Tu viện tọa lạc ở vùng ngoại ô cách xa trung tâm thành phố, đường đi tuy xa nhưng đổi lại bạn sẽ không gặp phải tình trạng kẹt xe. Tu viện Khánh An quận 12 là một khu di tích lịch sử tâm linh mang dấu ấn hào hùng của dân tộc khi đã chứng kiến được nhiều thăng trầm trong các cuộc chiến tranh của nước ta.
Địa chỉ: 1055/3D, Quốc lộ I, P. An Phú Đông, Q. 12, TP.HCM
Lịch sử hình thành Tu Viện Khánh An
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tu viện Khánh An là căn cứ bí mật của các chiến sĩ cách mạng và đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử hào hùng. Năm 1905, Tổ sư Trí Hiền (thầy Năm Phận) được hiến tặng một thửa đất khoảng 4ha để xây dựng chùa Khánh An. Đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ và được người dân trong vùng quen gọi với cái tên chùa Thầy Phận hay chùa Thầy Năm Phận.
Vào thời điểm đó, chùa Khánh An là căn cứ bí mật, tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước chống Pháp. Tháng 7/1939, tại chùa Khánh An, Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của vùng An Lộc Đông được thành lập với 9 Đảng viên.
Chi bộ đã có vai trò to lớn trong phong trào cách mạng như: phản đối bắt thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp, tổ chức mít-tinh đòi giảm sưu thuế, vạch rõ tội ác của Pháp, chuẩn bị hoạt động Tổng khởi nghĩa Nam Kỳ,… Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chùa đã nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá. Đến năm 2006, chùa được trùng tu toàn bộ với kiến trúc như ngày nay và được đổi tên thành tu viện Khánh An.
Ngày 27/7/2007, UBND TP. Hồ Chí Minh công nhận tu viện Khánh An là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp thành phố.
Nét đẹp trong kiến trúc của Tu Viện Khánh An
Các công trình kiến trúc bên trong Tu Viện Khánh An
- Cổng Tam Quan
- Phật Đường Tỉnh Thức
- Pháp Đường Chánh Niệm
- Tăng Đường Vững Chãi
- Khách Đường Thảnh Thơi
- Thất Vô Sự
- Lầu Ngắm Phật
- Dấu Xưa
- Cõi Đi Về
- Vườn Quan Âm
- Ngồi Giữa Gió
Kiến trúc của chánh điện
Tu viện Khánh An là công trình kiến trúc mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á Đông theo phong cách kiến trúc Nhật Bản. Đặc biệt, lối lên chánh điện là những bậc thang bằng đá được trạm trổ hoa văn hình hoa sen vô cùng đẹp mắt.
Chánh điện của chùa được mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu đa phần làm bằng gỗ. Đây cũng chính là nơi tụng kinh, lễ bái, hay tọa thiền của các chư tăng phật tử.
Kiến trúc nhà tăng và khách đường
Nổi bật nhất chính là khu nhà tăng và khách đường với kết cấu bằng gỗ hay sơn màu giả gỗ mang những sắc thái màu đỏ đặc trưng của đất nước mặt trời mọc.
Lồng đèn trang trí được treo khắp nơi cùng khoảng sân rộng rãi bao trọn những cây xanh được trông trong khuôn viên của chùa.
Trên nóc nhà tăng và khách đường chính là tòa tháp với màu đỏ và mái ngói lợp ít hình rồng phượng. Điểm thu hút ánh nhìn chính là chóp tháp có màu vàng cao vút trên nền trời. Đây chính là kiến trúc độc đáo thường thấy ở trong đền chùa Nhật Bản.
Khuôn viên của tu viện
Xung quanh khuôn viên của chùa chính là những chiếc đèn lồng trang trí sáng tạo được làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản tại Tu viện Khánh An.
Tu viện Khánh An – Mang đậm nét phong cách kiến trúc Nhật Bản còn là 1 điểm đến thu hút nhiều đoàn khách tới du lịch, viếng thăm, chụp hình. Đặc biệt, nhà chùa thường xuyên tổ chức khóa tu, thiền nhằm đưa tinh thành phật học đến gần với đời sống của nhân dân.
Kinh nghiệm tham quan Tu Viện Khánh An
Thời điểm thích hợp để tham quan Tu Viện Khánh An
Tu Viện Khánh An mở cửa mỗi ngày để tiếp đón khách và Phật tử đến khấn lễ, tham quan. Vào những ngày lễ lớn phật đản hoặc ngày rằm Âm Lịch, khách viếng sẽ nhiều hơn ngày thường nên bạn cần lưu ý thời gian để tránh đông người nhé.
Dù cho ban ngày hay ban đêm tu viện luôn có một vẻ đẹp riêng. Vào ban ngày, không gian có ánh nắng chiếu vào bạn sẽ cảm giác như mùa xuân đang đến. Ban đêm thì những ánh đèn vàng khiến cho không gian trầm lặng an tĩnh và lung linh hơn.
Thời gian mở cửa:
- Sáng: 5h00 – 12h00
- Chiều: 13h30 – 20h30
Giá vé và chi phí vào tham quan tu viện Khánh An
Hiện nay, Tu Viện Khánh An chưa tiến hành thu vé của khách tham qua, bạn có thể thoải mái ngắm cảnh và hành hương tại đây.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Tu Viện Khánh An
Để di chuyển được đến tu viện, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe máy, taxi, xe công nghệ và xe buýt với 3 cách sau:
- Cách 1: Đi từ ngã tư An Sương – Đi thẳng QL 1A – qua cầu vượt Ngã tư Ga – Đến đường Võ Thị Thừa – Cổng tu viện ở phía bên trái.
- Cách 2: Đi từ ngã sáu Gò Vấp (hay còn gọi là ngã năm chuồng chó) – đi vào đường Nguyễn Oanh – qua cầu An Lộc – đến đường Hà Huy Giáp – đến cầu vượt ngã tư Ga – quẹo phải vào QL1A – Đến đường Võ Thị Thừa – Cổng tu viện ở phía bên trái.
- Cách 3: Đi từ cầu Bình Triệu – đến QL13 – qua khỏi vòng xoay cầu Bình Lợi – đến ngã tư Bình Phước – vòng xoay – rẽ trái vào QL1A – đi thẳng qua cầu Bình Phước – đi 1.5km thấy ngã tư đèn xanh đèn đỏ – chạy vào đường Võ Thị Thừa – phía bên trái sẽ thấy bảng tu viện.
Những hoạt động thú vị tại Tu Viện Khánh An
Các khóa tu tại tu viện Khánh An
Không chỉ nổi tiếng về kiến trúc đẹp, tu viện Khánh An còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu và thiền. Có 2 khóa tu luôn nhận được sự quan tâm của nhiều Phật tử là khóa “Sống thức tỉnh” và khóa “Có mặt nhau”. Mỗi khóa tu đều có hàng trăm hành giả, Phật từ, Chư tăng tham gia để giao lưu chia sẻ kiến thức Phật pháp và đặc biệt là kinh nghiệm sống của trụ trì và giảng sư khác.
Ngoài tham quan kiến trúc, chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động Phật Giáo khác: khóa tu,… bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia và trải nghiệm. Cụ thể vào mỗi tháng, chùa Khánh An quận 12 đều tổ chức khóa tu vào chủ nhật mang tên “Sống tỉnh thức”. Mỗi khóa tu đều tổ chức bài bản như hội trại, khóa tu hè, khóa thiền,… nhằm mục đích đưa tinh thần Phật học vào đời sống. Bên cạnh đó, tu viện còn mở những khóa tu ngắn hạn dành riêng cho các Phật tử và du khách hành hương từ xa.
Trung tâm lễ hội của Phật giáo Sài Gòn
Tu Viện Khánh An là điểm đến của rất nhiều Phật tử trong các dịp lễ lớn. Chính vì vậy nơi đây tổ chức trọng thể các buổi lể Phật hầu như trong các ngày Lễ của Phật Giáo. Nếu bạn là một người hướng Phật, nhất định phải ghé Tu Viện Khánh An tham gia một lần.
Địa điểm giao lưu chia sẻ kiến thức về Phật pháp
Tu Viện Khánh An còn là nơi chuyên tổ chức các buổi giao lưu chia sẽ về kiến thức kinh nghiệm sống. Các Phật tử đến đây giao lưa chia sẽ kiến thức Phật học và đời sống bản thân mình cho nhau nghe. Hiện nay trên web của Tu Viện Khánh An cũng có đăng tải những bài viết chia sẻ kiến thức về Phật pháp.
Thiên đường chụp ảnh sống ảo
Với kiến trúc độc đáo cùng gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí, cùng với vô số đèn lồng. Đây được biết đến là một địa điểm sống ảo của rất nhiều bạn trẻ. Mỗi góc của tu viện đều có nét rất riêng, không giống với bất cứ ngôi chùa nào khác tại Sài Gòn. Tuy nhiên, các bạn ghé đây chụp ảnh cũng nên lưu ý tránh làm ồn ảnh hưởng tới không khí tôn nghiêm của chùa.
Ăn gì ở Tu Viện Khánh An?
Hiện nay ở Tu Viện Khánh An không kinh doanh ăn uống. Nếu các bạn có nhu cầu nghỉ lại và dùng bữa có thể xin các sư thầy. Chi phí cho một bữa ăn hoàn toàn là tùy tâm. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển tìm các quán ăn xung quanh Tu Viện.
Những lưu ý khi tham quan Tu Viện Khánh An
Khi đến tham quan Tu Viện Khánh An các bạn cần lưu ý một số yêu cầu như sau để gìn giữ sự tôn nghiêm của nơi tu tập:
- Không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến chùa bằng cách nói khẽ, không đùa giỡn lớn tiếng với nhau.
- Lựa những bộ quần áo lịch sự kín đáo, không ăn mặc hở hang làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của chùa.
- Khuôn viên chùa có hồ nuôi cá Koi nên bạn không được tự ý cho cá ăn khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Hạn chế nhang khói ít nhất có thể để bảo vệ môi trường và không gian thanh tịnh của chùa.
- Tránh làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa của các sư thầy từ 12:00 trưa đến 13:30 chiều.
- Xưng hô khi vào chùa: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,…, xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay.
Bài viết này thuộc series Du lịch
- Top 8 ngôi chùa ở Vũng Tàu nổi tiếng đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh
- Chùa núi Bà Đen và những ngôi chùa nổi tiếng ở núi Bà Đen
- Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn thu hút bởi sự trang nghiêm cổ kính