Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 19/05/2023, 12:15 (GMT+7)

Chùa núi Bà Đen và những ngôi chùa nổi tiếng ở núi Bà Đen

Chùa núi Bà Đen Tây Ninh là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn ở Tây Ninh. Chùa núi Bà Đen còn được gọi là “nóc nhà Đông Nam Bộ”. Nơi đây không chỉ là nơi để hành hương và thực hành tâm linh, mà còn là điểm đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Đôi nét về chùa núi Bà Đen

Chùa núi Bà Đen Tây Ninh là một điểm đến thú vị và đáng đến khi du lịch Tây Ninh, đặc biệt là đối với những ai yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật và muốn khám phá văn hóa truyền thống của địa phương này.

chua-nui-ba-den (2)
Núi Bà Đen

Chùa núi Bà Đen ở đâu?

Chùa núi Bà Đen Tây Ninh được xây dựng ở lưng chừng núi Bà Đen, xã Thạnh Tân. Từ thành phố Tây Ninh đến núi Bà Đen là 8km. Núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen có diện tích lên tới 24km2, nơi đây có hệ thống hang động, chùa đền vô cùng phong phú.

chua-nui-ba-den (1)
Toàn cảnh núi Bà Đen

Chùa núi Bà Đen Tây Ninh còn được biết đến với tên gọi khác là Linh Sơn Tiên Thạch. Đây là một địa điểm du lịch thu hút du khách khi tới Tây Ninh tham quan.

chua-nui-ba-den (5)
Núi Bà Đen lúc hoàng hôn

Du lịch chùa núi Bà Đen thời gian nào?

Thời gian để du lịch núi Bà Đen Tây Ninh là quanh năm, tuy nhiên, thời gian lý tưởng nhất để tham quan và khám phá khu vực này là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Khi đi vào thời gian này thời tiết mát mẻ và khô ráo, rất phù hợp để bạn khám phá khu du lịch Tây Ninh núi Bà Đen, vì các điểm tham quan và vui chơi tại đây đều nằm ngoài trời. 

chua-nui-ba-den (6
Thời gian để du lịch núi Bà Đen Tây Ninh là quanh năm

Vào tháng Giêng âm lịch hàng năm ở núi Bà Đen thường xuyên diễn ra rất nhiều lễ hội thu hút đông du khách tới đây tham quan và cầu may. Lễ hội diễn ra vào đêm 18 và 19 tháng Giêng. Nếu bạn muốn tham gia vào lễ hội, hãy sắp xếp chuyến du lịch Tây Ninh của mình vào thời điểm này để tận hưởng không khí lễ hội đặc biệt tại núi Bà Đen.

Những ngôi chùa nổi tiếng trên núi Bà Đen

Ở lưng chừng núi Bà Đen Tây Ninh hiện nay có tổng cộng 6 ngôi chùa và đồng thời cũng là 6 địa điểm dựng điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. 

chua-nui-ba-den (6)
Ở lưng chừng núi Bà Đen Tây Ninh hiện nay có tổng cộng 6 ngôi chùa

Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)

Linh Sơn Phước Trung, hay còn gọi là Chùa Trung là một trong những ngôi chùa đặc biệt của khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh. Ngôi chùa Trung được xây dựng ở ngay dưới chân núi, đây là điểm dừng chân đầu tiên của du khách trong hành trình chiêm bái hệ thống thiền tự dọc theo chiều cao tại núi Bà Đen.

chua-nui-ba-den (4)
Linh Sơn Phước Trung (Chùa Trung)

Chùa Trung được xây dựng từ đời các cụ Tổ khai sơn Chơn Thoại – Trừng Trùng (1879-1910), và sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa này hiện có một kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại với không gian thờ tự trang nghiêm, nơi thờ Chư Phật, Bồ Tát, phối tự Quan Công, Thiên Hậu, các nữ thần và Cô, Cậu.

Long Châu Phước Trung

Long Châu Phước Trung, còn được gọi là Chùa Phước Trung. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng trên núi Bà Đen và được xây dựng từ thời các vị Tổ khai sơn về núi hành đạo. Trước đây chùa được xem là chùa Trung của Linh Sơn Tiên Thạch Tự, đây là địa điểm du khách dừng chân khi đến chiêm bái chùa Hàng, chùa Bà. Hiện nay, chùa được trùng tu với diện mạo khang trang và Linh Sơn Thánh Mẫu (mặt trắng) được đặt tại điện thờ chính, ở vị trí cao nhất.

Linh Sơn Tiên Thạch Tự

Linh Sơn Tiên Thạch Tự, hay còn gọi là chùa Bà Đen, đây được coi là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống các chùa tại núi Bà Đen Tây Ninh. Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỷ 18 và toạ lạc tại lưng chừng núi ở độ cao 250m trên mực nước biển. Đây là nơi tín đồ Phật giáo đến tham quan và cầu nguyện, cũng như là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn trên núi Bà Đen.

chua-nui-ba-den (3)
Linh Sơn Tiên Thạch Tự

Ở sân chùa Bà Đen có tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm, được coi là tượng bồ tát đẹp nhất Việt Nam, nói chung là một trong những tượng bồ tát đá đẹp nhất châu Á. Bên cạnh chùa là Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, một trong những điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen. Điện Bà có kiến trúc một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành động, tạo nên một khung cảnh độc đáo và hấp dẫn cho du khách.

Linh Sơn Hoà Đồng (chùa Hoà Đồng)

Ngôi chùa này được trùng tu lại bởi ngôi chùa mà Hòa thượng Thích Giác Điền từng tu tập trong những năm giữa thế kỷ 20. Ngôi chùa này được xây dựng  biệt lập ở một góc núi Bà Đen và có diện tích chỉ khoảng 200m2.

Khi đến chùa Hoà Đồng, du khách sẽ được chiêm bái tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, một trong những tượng Phật đặc biệt và linh thiêng nhất của đạo Phật. 

Linh Sơn Long Châu (chùa Hang)

Vào năm 1864 thầy Huệ Mạng Kim Thiền và nhà sư họ Chăm đã tìm một hang đá nằm cách thung lũng suối Vàng khoảng 200m để xây dựng khu vực này thành Linh Sơn Long Châu Tự.

chua-nui-ba-den (5)
Linh Sơn Long Châu (chùa Hang)

Ngôi chùa này nổi tiếng với giai thoại "Ông đá nứt" ngay trước suối Vàng. Truyền thuyết kể rằng đường đến chùa Hang vô cùng khó đi vì ở đó có một hòn đá lớn chặn ở đấy, do đó muốn đến chùa phải đi vòng qua suối nên đường đi vừa xa lại vừa khó khăn. Thấy vậy nên sư tổ Thánh Hiền đã phải tụng kinh suốt 100 ngày thì "Ông Đá nứt đôi ra, và hai bên đá dang ra chừa một lối đi bề ngang 1,5 mét" để dẫn lối vào chùa Hang. Dấu tích ấy hiện vẫn còn, là lối đi giữa hai khối đá lớn.

Chùa Quan Âm 

Chùa núi Bà Đen Quan Âm được xây dựng ở ngay Động Ba Cô. Từ chùa Quan Âm tới chùa Hang chỉ cách nhau 150m. Chùa Quan Âm có chánh điện trang nghiêm, thờ Linh Sơn Thánh Mẫu mặt đen đội mũ phụng, áo bào, ngồi trong tư thế kiết già thiền định trên toà sen. Bức tượng Linh Sơn Thánh Mẫu này được coi là linh thiêng và được tôn trọng bởi đồng bào dân tộc thiểu số và người theo đạo Phật.

chua-nui-ba-den (1)
Chùa Quan Âm 

Sau bức tượng, có bài vị có nội dung "Nam mô Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát", đây là một bài kinh cầu nguyện được nhiều người tín đồ Phật giáo trên núi Bà Đen và khắp nơi dùng để thể hiện lòng thành kính và tôn kính đối với Linh Sơn Thánh Mẫu.

Chùa Quan Âm là một ngôi chùa yên tĩnh và thanh bình, thu hút nhiều tín đồ và du khách đến đây để thắp nén hương, cầu nguyện và tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống

Hy vọng với những kinh nghiệm chùa núi Bà Đen mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sổ tay vô cùng hữu ích giúp bạn có chuyến đi đến núi Bà Đen thật vui vẻ.

Bài viết này thuộc series Du lịch

Xem thêm
Từ khóa:
Cùng chuyên mục