Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 01/10/2024, 13:30 (GMT+7)

Thời tiết giao mùa, người mắc bệnh này cần cảnh giác, đọc ngay để đề phòng bệnh phát tác

Mùa thu thời tiết dễ chịu, mát mẻ, nhưng đây cũng là thời điểm chuyển mùa nên cơ thể không thích ứng kịp, hệ miễn dịch rất dễ suy yếu, làm tăng khả năng nhiễm bệnh của bạn.

Thời điểm đầu thu sang, thời tiết thay đổi thất thường nên hệ miễn dịch của cơ thể thường yếu hơn so với những mùa khác. Đồng thời, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô lại kèm theo gió mạnh làm các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển mạnh. Chính vì vậy, bạn sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng...

Theo Gia đình Việt Nam, những người đang mắc các bệnh sau sẽ dễ phát tác mỗi khi thời tiết giao mùa vào thu.

Cảm cúm

Bất cứ thời điểm nào trong năm bạn cũng có thể mắc cảm cúm, tuy nhiên thời tiết giao mùa là lúc bệnh này dễ tái phát nhất, đặc biệt khi thời tiết liên tục thay tục lúc nóng lúc lạnh. Khi ấy, cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với sự biến đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch dễ suy yếu và rất dễ khiến virus cúm tấn công.

cam-cum
Thời tiết thay đổi khiến nhiều người dễ mắc cảm cúm

Triệu chứng của cảm cúm thường bao gồm sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sụt sịt, đau họng và mệt mỏi. Để phòng tránh, bạn có thể tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn nên rửa tay thường xuyên và giữ ấm cho cơ thể, ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ, hạn chế căng thẳng.

Sốt và cảm lạnh

Thời điểm giao mùa bạn cũng rất dễ bị sốt đặc biệt là sốt virus biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, cúm... Người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị bệnh này do sức đề kháng yếu

Triệu chứng dễ nhận biết và hay gặp nhất khi mắc sốt do virut là sốt, sổ mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Những ai bị nhẹ có thể sốt từ 3-5 ngày rồi tự khỏi bệnh. Những người sức đề kháng yếu hơn có thể sốt 5-7 ngày li bì và dễ gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi...

20200507_sot-virut-o-nguoi-lon-01
Cần giữ ấm cơ thể vào sáng sớm và đêm để tránh mắc bệnh khi thời tiết giao mùa

Vì vậy, thời điểm giao mùa, để phòng tránh sốt virus, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh ly. Do thời tiết thay đổi khi nóng khi lạnh nên độ ẩm không khí cao, vì vậy bạn cần phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Nên sử dụng áo gió, khăn mỏng khi ra ngoài vào buổi đêm hoặc sáng sớm.

Một điểm cần lưu ý là khi sốt do cúm, bạn thường lạnh từ bên trong cơ thể ra, nên mọi người cần hạn chế mặc quần áo quá dày, đắp nhiều chăn. Người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Đồng thời, tăng cường tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe để phòng chống bệnh tật. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Dù bị ốm sốt bạn vẫn cần tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể sạch sẽ hàng ngày.

Hen suyễn - dị ứng

Những người bị hen suyễn, dị ứng chắc chắn cảm thấy rất khó chịu vào mùa thu. Đây là thời điểm bạn dễ bị dị ứng hơn các mùa khác. 

hen0suyen

Nguyên nhân gây hen suyễn dị ứng chủ yếu do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng có thể kể đến như lông động vật, nấm mốc, bụi bặm, phấn hoa... gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng là khó thở.

Vì vậy, bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để ngăn ngừa nấm mốc, bụi bặm và những tác nhân khác có thể gây dị ứng phát triển.

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là một trong những bệnh điển hình vào mùa thu, những phụ nữ sau tuổi 35 có thể bị bệnh này chứ không riêng người cao tuổi. Thời tiết thay đổi áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn. 

dau-nhuc-xuong-khop
Đau nhức xương khớp là bệnh thường gặp vào mùa thu

Hơn thế nữa, sức đề kháng của cơ thể yếu hơn khi giao mùa nên người bệnh càng khó chịu, đau nhức mạnh hơn, khiến khả năng đi lại bị cản trở. Vì vậy, để hạn chế căn bệnh này, người cao tuổi nên chú ý ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C và các acid béo omega-3 để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh bằng cách tắm nước mấm, mặc đủ ấm, sử dụng găng tay, tất chân... để giữ ấm cho khớp. 

Bệnh tim mạch

Khi thời tiết thay đổi vào mùa thu, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu làm quá tải hệ thống tim mạch có thể gây nhiều ảnh hưởng lớn cho tim mạch như suy tim.

Vì vậy, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, cắt giảm các chất béo có hại, không hút thuốc, đồng thời chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

benh-tim-mach-2_0003323_710

Nếu có vấn đề về tim mạch hay huyết áp bạn nên theo dõi đều đặn và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn ngừa các cơn phát bệnh, tránh đến lúc bệnh tình nặng hơn mới điều trị.

Cùng chuyên mục