Mặt bằng bán lẻ 2025: Cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp đối mặt thách thức gì?
Niềm tin tiêu dùng năm 2025 tăng nhẹ, thúc đẩy nhu cầu chi tiêu thiết yếu. Thị trường bán lẻ Hà Nội – TP.HCM sôi động, nhưng nguồn cung mặt bằng chất lượng vẫn khan hiếm.
Chuyên gia thiết kế bật mí: 6 thay đổi dễ dàng giúp phòng khách đẹp hơn gấp 10 lần, bạn nên thử ngay
Agribank tri ân khách hàng với hơn 13.700 phần quà hấp dẫn nhân dịp sinh nhật 37 năm
Trang điểm khi tập thể dục có gây hại cho làn da? Đây là điều nàng cần lưu ý
Báo cáo từ IFM Research cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng trong năm 2025 dự kiến tăng nhẹ ở mức 4.11% (đã trừ lạm phát). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng hầu hết sẽ chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, giáo dục, ăn uống, và chăm sóc sức khỏe.
Báo cáo của Cục thống kê (Bộ Tài Chính) cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2025, doanh thu bán lẻ nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 15,9%; lương thực, thực phẩm tăng 9,9%; hàng may mặc tăng 9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,8%.
Savills Châu Á – Thái Bình Dương đồng thời chỉ ra xu hướng tương tự, khi các phân khúc dẫn đầu nhu cầu thuê vào năm 2025 tại Việt Nam sẽ là thực phẩm, siêu thị, dịch vụ ăn uống (F&B) và giải trí. Xu hướng này đồng nhất với diễn biến hiện nay tại Việt Nam, điển hình là hai thị trường Hà Nội và TP. HCM. Khảo sát mới của Savills trên 600 giao dịch bán lẻ trong năm 2024 tại TP.HCM cho thấy, khách thuê F&B dẫn đầu, chiếm gần một phần ba diện tích thuê mới, tiếp theo là khách thuê thời trang với 24% thị phần và giải trí với 17% thị phần.
Sự quan tâm từ phía người tiêu dùng đối với các ngành hàng thiết yếu đồng thời là động lực cho các nhãn hàng tiếp tục mở rộng, khiến công suất năm 2024 của mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM tăng 2 điểm %, đạt 93% sau khi các khách thuê lớn như Poseidon, Galaxy Cinema, Muji, Uniqlo và Nitori mở rộng mặt bằng. Tại Hà Nội, các tập đoàn bán lẻ quốc tế như Lotte Group và Central Retail tiếp tục mở rộng sự kiện diện trong năm 2025 vừa qua.
Tuy nhiên, trước sự sôi động về nguồn cầu, thị trường đang gặp áp lực về nguồn cung chất lượng cao hạn chế, trong khi mặt bằng nhà phố lại mất dần ưu thế đối với các thương hiệu bán lẻ, đặc biệt là các thương hiệu nước ngoài.
Hơn nữa, thị trường Hà Nội và TP.HCM lại cho thấy hai bức tranh khác biệt. Trong khi nguồn cung tại TP.HCM, đặc biệt là nguồn cung chất lượng, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu lớn từ các nhãn hàng thì tại thị trường Hà Nội, nhu cầu tiếp tục được ghi nhận và nguồn cung tương lai dự kiến sẽ là động lực để các hoạt động cho thuê trở nên sôi động hơn.

Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills TP.HCM đánh giá nguồn cung tại thị trường TP.HCM đang phát triển khá chậm so với nhu cầu.
Vị chuyên gia phân tích: “Trong năm 2025, thị trường sẽ đón nhận thêm hai dự án mới là Marina Central Tower và Lancaster Legacy tại khu vực trung tâm. Tuy nhiên, với thị trường rộng lớn như TP.HCM đi kèm nhu cầu từ các nhãn hàng luôn ở mức cao thì lượng nguồn cung này vẫn rất khiêm tốn và chưa thực sự đủ sức đến mang tới biến động đáng kể nào đối với thị trường. Xu hướng hạn chế về nguồn cung này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong 03 năm tới".
"Do đó, cạnh tranh về mặt bằng cho thuê, đặc biệt là mặt bằng chất lượng cao, sẽ ngày càng gay gắt. Điều này khiến các nhãn hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng địa điểm kinh doanh mới. Từ góc độ khách thuê, họ buộc phải sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc khai thác mặt bằng hiện có nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, nhất là trong bối cảnh nguồn cung ngày càng khan hiếm”, bà Hồng An cho hay.
Bổ sung thêm vào việc cạnh tranh thuê mặt bằng bán lẻ hiện nay là việc các mặt bằng nhà phố cũng không thể đáp ứng được nhu cầu cao từ các nhãn hàng, đặc biệt là các nhãn hàng quốc tế. Theo bà An, yêu cầu của thương hiệu quốc tế thường rất sát sao và khắt khe đối với mặt bằng bán lẻ, không chỉ từ vị trí đắc địa, chất lượng xây dựng mà còn phải đảm bảo các yếu tố pháp lý như minh bạch về sở hữu, các hạng mục về phòng cháy chữa cháy và giấy phép hoạt động bán lẻ, trong khi các mặt bằng nhà phố thường không đáp ứng được những yêu cầu này.
Tương tự như TP.HCM, thị trường Hà Nội cũng cho thấy chuyển biến tích cực trong vòng 03 năm trở lại đây, khi các nhãn hàng đã có mặt bằng kinh doanh tốt tại TP.HCM bắt đầu chuyển hướng mở rộng tại thị trường Hà Nội. Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội đánh giá, cùng câu chuyện về mặt bằng nhà phố tại TP.HCM, các mặt bằng nhà phố tại Hà Nội cũng đang mất dần “ưu thế”.
“Các mặt bằng mặt phố hiện tại tại Hà Nội đang bị đẩy giá thuê lên cao. Cộng thêm tiến độ thanh toán tiền thuê tương đối khắt khe, phần lớn bởi kỳ vọng giá thuê từ chủ nhà kèm các điều khoản thanh toán lên tới 6 tháng, thậm chí thanh toán theo năm.
Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt những ngành cần tối ưu quá dòng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khách thuê quốc tế cần đảm báo tính minh bạch về pháp lý, chất lượng xây dựng, công năng hoạt động trong khi mặt bằng nhà phố rất ít có thể đáp ứng được các yêu cầu trên", bà Minh nhận định.
Theo bà Minh, xu hướng này có thể nhìn thấy rõ ràng đối với các dịch vụ ăn uống. Trước đây các nhãn hàng F&B thường chuộng kinh doanh tại mặt phố lớn, nhưng hiện tại để tối ưu hóa dòng vốn lưu động nhằm cải tổ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay các nhãn hàng này đã lựa chọn trung tâm thương mại bởi có thể linh động trong thanh toán hơn, thậm chí có thể cân nhắc tới mô hình chia sẻ doanh thu.