Thứ ba, 15/04/2025
logo
Tiêu điểm

Lê Vũ Hoàng: Từ cậu bé nghèo tới ‘quán quân giàu nhất Olympia’, trở về Việt Nam với ‘thương vụ bạc tỷ’

Huyền My - Lâm Khoa Thứ hai, 14/04/2025, 09:01 (GMT+7)

Tròn 20 năm sau khi viết nên “câu chuyện cổ tích” tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia, quán quân mùa 6 Lê Vũ Hoàng nhân chuyến trở về nước đã có cuộc chia sẻ với Tiếp Thị và Gia Đình về lời đồn “lấy vợ hot girl”, là “quán quân Olympia giàu nhất” hay chuyện hợp đồng triệu đô với gã khổng lồ Google và cả thương vụ bạc tỷ đầu tiên trên quê hương Việt Nam.

Lương Thùy Linh 'đào lại' quan điểm 'vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao?'

Quán quân “Siêu mẫu nhí Việt Nam toàn cầu” 2023 xướng tên Nguyễn Ngọc Tường Vy đến từ Hà Nội

Double2T có xứng đáng trở thành quán quân Rap Việt mùa 3?

“Giờ giàu nhất thì không biết, nhưng từng nghèo nhất thì có thể đúng”

- Chào Hoàng, vậy là đã 2 thập kỷ, từ ngày viết nên câu chuyện cổ tích ở Olympia năm 2005, từ một cậu bé “nghèo nhất Olympia”, giờ đây truyền thông lại gọi Hoàng là “quán quân Olympia giàu nhất”, Hoàng có biết không?

Em có đọc thông tin đó trên một số trang tin, rồi mạng xã hội…

Điều này có lẽ xuất phát từ việc gia đình em thi thoảng chia sẻ thông tin lên facebook về ngôi nhà đang ở, cảnh làm vườn, có hồ bơi hay những chuyến du lịch nước ngoài... rồi một số “phóng viên face book” gọi thế thôi chứ mình cũng không bảo là mình giàu có gì hết. 

Chưa kể, nhìn ra ngoài xung quanh thì có rất nhiều người khác giàu có, mình có là gì đâu.

Ở bên Úc, cộng đồng Olympia chúng em thi thoảng gặp nhau, nhưng chủ yếu là ôn kỷ niệm ngày đi thi, nói chuyện quê nhà và cả dự định tương lai… chứ không ai so tài sản để biết ai giàu hơn ai cả (cười).

Nhưng cậu bé nghèo nhất Olympia thì có thể đúng bởi 20 năm trước, thực sự hoàn cảnh gia đình em gặp rất nhiều khó khăn. Ngày em đăng quang, đó thật sự là một giấc mơ, một bước ngoặc với một cậu học sinh nghèo ở nông thôn như em.

anh-22-1027

- Vậy khi ra nước ngoài du học, Hoàng có gặp khó khăn, áp lực gì không?

Trước đấy đúng là mình cũng không có suy nghĩ là sẽ được đi du học. Lúc đi học thì chỉ nghĩ mình phải cố gắng học hết sức để sau này có thể thi đại học hoặc kiếm một công việc nào đấy trang trải cho gia đình, giúp bố mẹ. 

Khó khăn lúc bắt đầu đi du học là mình bắt đầu học tiếng Anh, đó cũng là lúc cuộc đời sang trang mới. Một cái dấu mốc để mình biết mình phải cố gắng hơn nữa, để mà có thể tận dụng cơ hội đi du học này học thêm nhiều từ nước ngoài, thu thập thêm kiến thức, có những trải nghiệm khác thì mình mới có thể làm được những cái gì khác so với học ở trong nước. Em nghĩ đó là một cơ hội thay đổi cuộc đời.

- Vậy còn việc dân mạng nói vợ Vũ Hoàng là ‘hot girl’, con đại gia thì sao, Hoàng có thể chia sẻ một chút về cuộc sống gia đình?

anh-1

Hotgirl hay không thì để dân mạng người ta nghĩ thôi. 

Nhưng với cá nhân thì lúc nào em cũng nghĩ là người phụ nữ đẹp nhất trong cuộc đời mình rồi. 

Giờ thì bà xã phụ giúp em lo việc văn phòng, nhân sự trong công ty riêng. 

Chúng em đã có 2 nhóc và định cư ở Úc. Cũng như nhiều người quê lên thành phố, thi thoảng chúng em mời bà ngoại sang chơi và có việc thì nhờ bà ở lại trông cháu. Như lần này đây, bà đang trông 2 cháu để vợ chồng em về Việt Nam vì có công việc.

Bắt đầu “hành trình trở về” bằng thương vụ bạc tỷ

c-0857

- Hoàng không ngại bật mí một chút về công việc trong dịp về Việt Nam lần này chứ?

Lần này em về Việt Nam là để hoàn thành một dự án mà em đã tâm huyết trong vài năm qua. Công ty em cung cấp toàn bộ hệ thống điều khiển, đèn led, phần mềm… để quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng, hiệu ứng mỹ thuật, quan trắc và bảo mật an toàn của cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Đây là dự án quan trọng và rất có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng.

Công trình này ứng dụng một số công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. Nếu đa số các cầu khác người ta sử dụng đèn hắt để chiếu sáng thành cầu hoặc gầm cầu hoặc là dây văng cầu thì ở cầu Hàm Rồng trở thành một màn hình để mình có thể trình diễn video và khẩu hiệu. Một tính năng cực kỳ đặc biệt đó là đổi hiệu ứng theo chiều chuyển động của tàu hỏa. Hệ thống cầu cũng được trang bị những cảm biến về thời tiết, để khi gặp tình huống thời tiết cực đoan như giông lốc hoặc là bão, lụt thì mình có thể chủ động can thiệp kịp thời để bảo vệ an toàn cho hệ thống của mình và cả cây cầu.

Em tự hào đây là dự án đầu tiên mà em đóng góp cho quê hương bằng những công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

- Có nhiều quán quân Olympia bắt đầu trở về đóng góp cho quê hương như Hoàng không, bởi mỗi lần sắp diễn ra chung Olympia thì dư luận lại nổi lên tranh cãi rằng đây là “chương trình tìm kiếm tài năng cho nước Úc” khi mà hầu hết nhà vô địch đều học xong thì ở lại định cư, làm việc bên đó?

Chúng em có gặp nhau, có điều thực sự những công việc các bạn đang làm thì em không có tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, theo em được biết, hiện tại đã có khoảng 4 hoặc 5 bạn quán quân đường lên đỉnh Olympia trở về công tác tại Việt Nam. 

Em nghĩ đây là một tín hiệu tốt khi các bạn bắt đầu có những cơ hội ở trong nước.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng phải về sống và làm việc ở Việt Nam mới đóng góp được cho quê hương. 

Ở nước ngoài, việc có nhiều cơ hội để tiếp thu kỹ năng, công nghệ mới và có quan hệ quốc tế thì khả năng đóng góp có khi sẽ nhiều hơn so với làm việc ở trong nước. Điều quan trọng nhất là cách mình đóng góp chứ không phải nơi mình làm việc.

Lê Vũ Hoàng (sinh năm 1988) đại diện cho Trường THPT số 1 Bố Trạch (Quảng Bình) tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6. 

Hình ảnh khiến khán giả nhớ nhất là một chàng trai gầy gò, đen nhẻm đứng bên mái nhà tranh. 

Năm 2005, sau khi trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia với học bổng 35.000 USD, Vũ Hoàng nhập học Đại học Kỹ thuật Swinburne từ năm 2007.

Tốt nghiệp cử nhân danh dự ngành Điện tử và máy tính vào năm 2011, anh tiếp tục hoàn thành chương trình tiến sĩ tại ngôi trường này với học bổng toàn phần để nghiên cứu về Quang học lượng tử và laser tử ngoại.

(Còn  tiếp): Phần sau: Hợp đồng triệu đô với Google và những kế hoạch trở về

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục