Chủ nhật, 24/11/2024, 17:42 (GMT+7)

Làm thế nào để xây dựng 'thành phố thông minh' hiệu quả?

Theo các chuyên gia, để xây dựng một thành phố thông minh, bên cạnh vấn đề công nghệ, các nhà lập pháp cần phải đặt trọng tâm là nhu cầu thực sự của con người.

Tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024, với chủ đề "Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam" diễn ra mới đây, bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP HCM cho biết, xã hội số phát triển sẽ có tác động đến tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, cải thiện dịch vụ công và quản trị của một quốc gia.

Do đó, xã hội số sẽ giúp phát triển chính quyền số và có thể cải thiện được vấn đề cung cấp dịch vụ công, quản trị xã hội. Việc phát triển xã hội số tốt thì việc cung cấp dịch vụ công cũng sẽ được đáp ứng tốt hơn.

z6064183735508_5e28b0dad1bf4b981088dc012e3b5455
Các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024.

Cũng theo bà Trinh, xã hội số là sự gắn kết giữa công nghệ và thói quen sinh hoạt hằng ngày của cá nhân trong việc vận dụng kỹ thuật số một cách hiệu quả. Trong câu chuyện phát triển về xã hội số cũng như phát triển về chính quyền số, sự gắn kết những kỹ năng tham gia vào các hoạt động đóng vai trò quan trọng, tạo được thói quen liên quan đến kỹ thuật số.

Bà Trinh dẫn chứng, thay vì mua sắm truyền thống, người dân có thể mua sắm trên nền tảng internet, thanh toán trực tuyến,... Đặc biệt, trong môi trường mạng thì phải phát triển giữa câu chuyện chuyển đổi số và văn hóa số.

xa-hoi-so-dh-rmit
Minh họa của trí tuệ nhân tạo (AI) về xã hội số tại Việt Nam.

Theo ông, Brent Stewart, Phó tổng lãnh sự Úc tại TP HCM, Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng có tiềm năng lớn để phát triển thành phố thông minh và xã hội số, quan trọng là hướng tới phát triển bền vững. Trong đó, chuyển đổi số và smartcity sẽ tận dụng công nghệ để cải thiện đời sống của người dân và môi trường sống.

Còn ông Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng, với dân số trẻ và kinh tế tăng trưởng đều mỗi năng sẽ giúp TP HCM có điều kiện thuận lợi để bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, tăng trưởng kinh tế cũng chỉ là một chỉ số trong quá trình phát triển. Các chỉ số liên quan đến công dân ảnh hưởng quan trọng đến việc hướng đến thành phố toàn cầu.

Theo ông Takehiko Nagumo, Giám đốc Đại diện Viện nghiên cứu Thành phố Thông minh Nhật Bản, với kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh tại Nhật Bản thì khi bắt đầu thực hiện các dự án, việc cần quan tâm nhất là công nghệ. Tuy nhiên, sau khi triển khai, ông lại tự đặt câu hỏi rằng "Mục tiêu của việc áp dụng công nghệ là gì và hướng đến ai?".

hinh-2-ung-dung-cong-dan-
Sau 5 ngày ra mắt, app Công dân số TP HCM có hơn 10.000 lượt truy cập.

Ông Takehiko Nagumo nhấn mạnh rằng, ban đầu, đội ngũ của ông chưa đặt con người làm trung tâm. Thay vào đó, họ tập trung vào công nghệ. Tuy nhiên, bài học rút ra từ thực tiễn tại Nhật Bản là công nghệ cần phải phục vụ mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa con người, hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ đó, đội ngũ đã thay đổi cách tiếp cận, xây dựng các chỉ số về mức độ đáng sống tại Nhật Bản và tích hợp chúng vào chương trình chuyển đổi số. Ông nhấn mạnh rằng mọi sáng kiến công nghệ phải bắt nguồn từ nhu cầu thực sự của con người. "Hãy bắt đầu từ con người, đo lường những điều mà họ thực sự mong muốn", ông Takehiko Nagumo cho biết.

Theo ông Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, lãnh đạo của Trung tâm thành phố thông minh và bền vững (APAC Smart & Sustainable Cities Hub – SSC Hub) cho rằng, để xây dựng một xã hội số lấy con người làm trọng tâm, cần phát triển xã hội số và công dân thông minh - những người có năng lực số, có trách nhiệm trên môi trường mạng và tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển đô thị.

Cũng theo ông Trung, các đô thị lớn như TP HCM đang đứng trước nhiều thách thức do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và kỳ vọng của cư dân, doanh nghiệp ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các quốc gia trong khu vực.

Cùng chuyên mục