Làm thế nào để giúp trẻ đối mặt với sự sợ hãi và lo lắng?
Mỗi đứa trẻ đều sợ một điều gì đó, tuy nhiên sợ hãi quá nhiều sẽ khiến trẻ không đủ tự tin để đối mặt với những vấn đề quan trọng.
Sau đây là những cách mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ giải quyết nỗi sợ của mình:
Đồng cảm và khích lệ
Những lời an ủi khi trẻ sợ hãi như: “Ồ, đó không phải là vấn đề lớn” hoặc “Đừng lo lắng về điều đó. Con sẽ ổn thôi”… gửi đến cho trẻ thông điệp rằng cảm xúc của trẻ là sai. Thay vào đó, hãy xác nhận cảm xúc của trẻ bằng cách nói những câu như: “Có vẻ như lúc này, con đang cảm thấy thực sự lo lắng” hoặc “Mẹ cũng sẽ hơi lo lắng nếu phải đứng trước một đám đông”. Như vậy, trẻ sẽ thấy mẹ thực sự hiểu mình và đồng cảm với mình.
Sau đó, hãy thể hiện rằng bạn tin tưởng ở việc con có thể thành công dù đang lo lắng. Hãy nói điều gì đó như: “Thật khó để làm những điều đáng sợ như thế này, nhưng mẹ tin, con có thể làm được”.
Phân biệt sợ hãi với các mối đe dọa thực sự
Trong nhiều trường hợp, lo lắng là một cách để trẻ biết giữ bản thân an toàn hơn. Khi con bị động vật nguy hiểm đuổi, não sẽ báo hiệu cho cơ thể về nguy hiểm. Khi đó, trẻ sẽ nhận thấy những thay đổi trong cơ thể như lòng bàn tay đổ mồ hôi và nhịp tim tăng lên.
Tuy nhiên, cũng có những lúc não kích hoạt báo động sai. Những báo động sai này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi tột độ trước tình huống cận kề sự sống hay cái chết. Chẳng hạn như: thử sức cho đội bóng, phát biểu trước nhiều người hoặc chuẩn bị cho một bài kiểm tra…
Khi trẻ lo lắng, cha mẹ hãy hỏi: “Lúc này, bộ não của con đang đưa ra cảnh báo thật hay giả?”. Sau đó, giúp trẻ quyết định hành động cần thực hiện. Cũng cần giải thích rằng, nếu đó là một mối đe dọa thực sự, trẻ nên lắng nghe những hồi chuông cảnh báo. Đồng thời, cần hành động để giữ an toàn. Tuy nhiên, nếu đó là một báo động giả, trẻ nên đối mặt với nỗi sợ.
Hít thở sâu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thở chậm và sâu có thể giúp hạn chế các triệu chứng của trầm cảm và lo lắng. Nếu trẻ gặp nhiều triệu chứng lo âu về thể chất, như nhịp tim đập nhanh hoặc cơ bắp căng cứng, cha mẹ hãy dạy con cách làm dịu cơ thể bằng một số bài tập thở đơn giản. Việc thực hiện các bài tập này cùng nhau một vài lần sẽ giúp trẻ làm dịu cơ thể, sau đó hãy để trẻ tự áp dụng cách này khi không có người thân ở bên.
Phương pháp bậc thang
Những đứa trẻ lo lắng thường sẽ cố gắng hết sức để trốn tránh nỗi sợ của mình. Tuy nhiên, việc tránh né chỉ làm tăng thêm sự lo lắng. Giải quyết nỗi sợ là cách triệt để để không còn sợ hãi nữa.
Phương pháp ruộng bậc thang giúp trẻ làm điều gì đó có mức độ đáng sợ vừa phải và tiếp tục thực hành cho đến khi trẻ thấy điều đó không còn đáng sợ nữa. Sau đó, trẻ có thể thực hiện bước tiếp theo. Phụ huynh hãy thật bình tĩnh và lập ra danh sách các bước cần thực hiện nhằm đối mặt với nỗi sợ hãi. Nếu trẻ đạt được một cột mốc cụ thể, cha mẹ có thể cho con một đặc quyền hoặc phần thưởng. Nên nhớ, đừng bao giờ nóng vội mà cố ép con làm điều gì đó quá sức chịu đựng của trẻ, sẽ phản tác dụng mà thôi.
Nhận thức về phong cách nuôi dạy con
Một số cách nuôi dạy con thực sự có thể khiến tình trạng lo lắng của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải xem xét cách nuôi dạy con của mình cũng như những tương tác với trẻ. Nhà tâm lý học Diana Baumrind đã chỉ ra, cả cách nuôi dạy con độc đoán và dễ dãi đều có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn ở trẻ em.
Mong đợi sự hoàn hảo và kiểm soát mọi hành động của con là cách chắc chắn gây ra sự lo lắng trong chính phụ huynh và trẻ. Cách nuôi dạy này có thể khiến trẻ liên tục cảm thấy bị áp lực phải thành công. Tuy nhiên, phương pháp nuôi dạy con quá dễ dãi cũng sẽ khiến trẻ có quá nhiều sự lựa chọn, cũng có thể gây ra lo lắng.
Việc cha mẹ cho phép con mình tự giải quyết những rắc rối hằng ngày trong cuộc sống sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phục hồi tốt hơn. Đồng thời, có các chiến lược đối phó lành mạnh với nỗi sợ.
- Tiến sĩ tâm lý học chỉ cách dạy trẻ vượt qua thất bại
- Chuyên gia chỉ ra những kỹ năng sống theo lứa tuổi mà cha mẹ cần dạy trẻ
- Cha mẹ chú ý dạy trẻ cách sử dụng thang máy hộp an toàn
- 3 món ăn từ bí đỏ mà bạn có thể thực hiện ngay ngày Halloween
- Khuyến cáo của bác sĩ khi trẻ mắc bệnh hô hấp liên tục gia tăng
- Mẹo xịt nước hoa thơm lâu cả ngày
- 3 cách nấu ăn giúp mướp đắng trở nên thơm ngon hơn
- Rèn tính kiên nhẫn cho trẻ từ những hoạt động đơn giản
- Loại rau nào của Việt Nam được đánh giá 'tốt nhất thế giới' với 100 điểm tuyệt đối từ CDC Mỹ?