Thứ ba, 15/07/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Thu nhập thấp không phải lý do bỏ tiết kiệm: Đây là 3 khoản bạn bắt buộc phải có

Vi An Thứ ba, 15/07/2025, 15:10 (GMT+7)

Thu nhập chưa cao không có nghĩa là bạn không thể tiết kiệm. Bỏ qua 3 khoản tiết kiệm cơ bản dưới đây chẳng khác nào bỏ qua chính sự ổn định tương lai của mình.

Tiết kiệm sai cách: Những mẹo vặt khiến bạn tưởng lợi nhưng lại tốn kém hơn 

Tiết kiệm và tiêu tiền đúng cách: Bài học tài chính đầu tiên phụ huynh nên dạy con

Thẻ thành viên, tích điểm: Tiết kiệm thật hay chỉ là bẫy mua sắm?

Quỹ khẩn cấp

Dù mức lương còn khiêm tốn, bạn nhất định phải để ra một khoản dự phòng cho tình huống bất ngờ: mất việc, ốm đau, sửa xe, chuyển trọ đột ngột... Những tình huống đó không chờ bạn “dư giả” mới đến.

Bao nhiêu là đủ?

quy-khan-cap-1442
Quỹ khẩn cấp là khoản bạn cần tiết kiệm

Ít nhất 1–3 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản. Nếu mỗi tháng bạn tiêu 5 triệu, hãy nhắm đến khoản 15 triệu dự phòng.

Làm sao để tiết kiệm?

Bắt đầu từ nhỏ – 500.000đ/tháng – và gửi vào tài khoản riêng, không dính tới tài khoản chi tiêu.

Lưu ý: Quỹ khẩn cấp không phải để mua sắm  hay đầu tư. Nó là phao cứu sinh khi bất trắc xảy ra.

Tiết kiệm cho nhu cầu lớn

Bạn muốn đổi điện thoại, đi du lịch, học thêm kỹ năng… Những mục tiêu này không sai, nhưng nếu bạn mua ngay – trả sau thì mỗi tháng sẽ phải gánh một khoản nợ không tên.

Giải pháp: Hãy chia nhỏ mục tiêu. Thay vì bỏ ra 5 triệu trong một lần, bạn hãy để dành 500.000đ mỗi tháng trong 10 tháng. Tạo một “tài khoản niềm vui” và gửi đều đặn vào đó.

Lợi ích: Bạn sẽ sở hữu món đồ mình muốn mà không áp lực nợ nần, không cắt xén các chi phí thiết yếu hàng ngày.

Đầu tư cho bản thân

Rất nhiều người nghĩ tiết kiệm chỉ là để dành tiền mặt. Nhưng đầu tư cho bản thân cũng là một dạng tiết kiệm quan trọng – vì đó là thứ nâng cao giá trị bạn trong tương lai.

cach-hoc-online-hieu-qua-1446
Đầu tư cho bản thân là một dạng tiết kiệm quan trọng

Chẳng hạn như: 

  • Một khóa học online 500.000đ có thể giúp bạn tăng thu nhập thêm 1–2 triệu/tháng.
  • Mua sách thay vì cà phê “chanh sả” giúp bạn đổi góc nhìn, rèn tư duy tài chính và tự tin hơn trong công việc.

Lưu ý: Không phải cứ học là tốt – hãy chọn đúng kỹ năng gắn với công việc và mục tiêu sống của bạn.

Tiết kiệm không phải là “chờ dư mới để”, mà là “đặt ưu tiên cho tương lai

Dù lương 5 triệu hay 10 triệu, nếu bạn không học cách tiết kiệm từ sớm thì khi lương 20 triệu – 30 triệu bạn vẫn có thể... trắng tay. Điều khác biệt nằm ở kỷ luật tài chính, chứ không phải mức lương.

Bạn có thể dành 10–20% thu nhập mỗi tháng cho tiết kiệm (tùy mức sống); Luôn trích ra ngay khi vừa nhận lương, trước khi chi tiêu.

Ba khoản tiết kiệm trên là nền móng giúp bạn không bị động khi biến cố xảy ra, không bị lệ thuộc vào nợ nần, và đủ vững để chủ động lựa chọn cuộc sống mình muốn. Đừng đợi đến khi dư tiền mới bắt đầu, bởi thói quen tiết kiệm là cách để bạn dư tiền về sau.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục