Đắp thuốc lá gây hoại tử vùng nhạy cảm, bác sĩ cảnh báo gì?
Bác sĩ cảnh báo người bệnh bị đau nhức dữ dội vùng sinh dục, hậu môn và bẹn cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và tử vong.
Hoại tử vùng sinh dục, hậu môn do đắp thuốc lá chữa bệnh
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn). Đây là một trường hợp điển hình về sự nguy hiểm của việc điều trị không đúng cách và tình trạng bệnh lý diễn tiến nhanh chóng, theo An ninh Thủ đô.
Bệnh nhân là ông G.X.S. (59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại tỉnh Hà Giang). Ông S. cho biết trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu.
Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử vùng sinh dục toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng.
Ông S. nhập viện trong tình trạng sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ và giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc hội chứng Fournier. Theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt hoại tử vùng sinh dục, nhiều mủ và lan lên cả thành bụng.
Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Hội chứng Fournier là gì?
Theo ThS.BS Hà Việt Huy, khoa hồi sức tích cực, Bệnh viên Bệnh nhiệt đới trung ương, vùng sinh dục và hậu môn là khu vực có rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ có phẫu thuật ngoại khoa mới có thể cứu sống bệnh nhân.
Được biết, hội chứng Fournier thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc nhiễm khuẩn nguy cơ tử vong rất cao.
Trong trường hợp này, việc bệnh nhân tự ý điều trị bằng các loại thuốc lá không rõ thành phần đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp hơn. Nếu ngay từ đầu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kip thời, tình trạng hoại tử có thể đã không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy.
Hội chứng Fournier, dù là bệnh hiếm gặp nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân và cộng đồng cần tránh việc tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc lá hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.
Theo các bác sĩ, khi có các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ đau vùng sinh dục hoặc hậu môn, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị hoại tử Fournier
Phẫu thuật: Đây được coi là phương pháp tối ưu nhất trong việc điều trị hoại tử Fournier. Nhằm vào loại bỏ mô bị hoại tử, nang mủ, và tạo đường dẫn cho dòng mủ nhiễm trùng ra ngoài. Quá trình này có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng sang các khu vực khác trong cơ thể.
Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh rộng phổ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị nhiễm trùng. Loại kháng sinh được chọn dựa trên kết quả xét nghiệm nhiễm trùng và tài sản động vi khuẩn. Kháng sinh giúp kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn chặn sự lây lan của chúng và đảm bảo rằng quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.
Chăm sóc vết thương: Việc bảo vệ vết thương sạch sẽ và thực hiện chăm sóc vết thương phù hợp là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Điều này đảm bảo rằng vùng bị tổn thương được duy trì trong tình trạng sạch sẽ và khô ráo, giúp ngăn chặn tái nhiễm trùng và tối ưu hóa quá trình lành mạnh của vết thương.
Thói quen sinh hoạt giúp giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier
Đảm bảo duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách tắm rửa đầy đủ và thường xuyên.
Đối với những người mắc tiểu đường, tiểu đường không kiểm soát tốt hoặc các vấn đề về hệ miễn dịch, việc quản lý chăm sóc y tế cẩn thận là cần thiết.
Để tránh tổn thương da và chấn thương vùng hậu môn, cần tránh những tình huống gây ra tổn thương hoặc cảm giác bất lợi cho da. Điều này có thể bao gồm việc tránh cắt, xây xát, hay áp lực quá lớn lên vùng hậu môn, và chăm sóc đặc biệt cho da nếu có vết thương.
Biện pháp phòng tránh hoại tử Fournier
Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng cũng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh lý. Đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân giảm nguy cơ mắc phải hoại tử Fournier.
- Hoại tử nặng do tự xử lý vết rắn cắn suốt 20 năm
- Hoại tử ngón tay do đắp thuốc lá chữa mụn nhọt
- Hoại tử mi mắt do tiêm oxy già tẩy trắng răng
- Bí quyết ăn bánh Trung thu không lo béo
- Chuyên gia tâm lý tiết lộ yếu tố then chốt quyết định hạnh phúc hôn nhân
- Gợi ý outfit giúp chị em nâng tầm phong cách thời trang công sở: Chỉn chu thôi chưa đủ, đi làm cũng phải đẹp!
- Cùng con vượt qua 'giở chứng' tuổi dậy thì
- Người đàn ông 60 tuổi nguy kịch vì mắc phải sai lầm tai hại này khi ăn bánh Trung thu
- 2 cách làm món sườn non chay chiên giòn rụm, ăn cực đã miệng