Giữ tiền mặt trong nhà: Bao nhiêu là đủ và làm sao để cất giữ an toàn?
Giữ một ít tiền mặt ở nơi an toàn, cộng thêm một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn và gia đình bình tĩnh, chủ động hơn trước mọi biến cố.
Đầu tư sinh lời như chuyên gia thực thụ với 9 chiến lược thông minh không phải ai cũng biết
Lãi cao, dễ rút, không phí duy trì: Mẹo chọn tài khoản tiết kiệm thông minh để sinh lời tối đa
Giữ tiền bao nhiêu là hợp lý, cất ở đâu cho an toàn và có nên thay thế bằng các hình thức khác không? Cùng tìm hiểu những lời khuyên thực tế và dễ áp dụng cho các gia đình.
Vì sao vẫn cần giữ một khoản tiền mặt nhỏ?
Chuyên gia lập kế hoạch tài chính Elliot Pepper (Mỹ) khuyên rằng, dù xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ biến, vẫn nên dự phòng một khoản tiền mặt nhỏ để phòng những tình huống “khó lường” như mất điện, sự cố ngân hàng hoặc thiên tai. Theo ông, số tiền này không cần quá lớn, chỉ cần đủ để chi trả các nhu cầu cơ bản trong vòng 1 - 2 tháng là hợp lý.
Những khoản chi thiết yếu nên được cân nhắc bao gồm:
-
Tiền ăn uống cơ bản
-
Chi phí xăng xe hoặc di chuyển
-
Thanh toán tiền nhà (nếu cần)
-
Mua các vật dụng sinh hoạt
Tại Việt Nam, với mức sống trung bình của một gia đình 2 - 4 người, khoản tiền mặt dự phòng hợp lý có thể dao động từ 5 đến 15 triệu đồng, tùy vào điều kiện sinh hoạt và khu vực bạn đang sống.
Tiền mặt nên “để đâu cho an toàn”?
Tiền mặt cũng như giấy tờ quan trọng: dễ cháy, dễ hư hỏng và dễ bị mất cắp nếu không bảo quản đúng cách. Do đó, hãy đầu tư một chiếc két sắt nhỏ có khả năng chống cháy, chống nước để cất giữ không chỉ tiền mặt mà cả giấy tờ tùy thân, sổ đỏ, hợp đồng bảo hiểm hoặc nữ trang giá trị.
Tuyệt đối không nên cất tiền ở những nơi dễ đoán như hộc tủ, gầm giường hay trong bao bì thực phẩm cũ... Vì đây là những chỗ “kinh điển” mà trộm thường lục lọi đầu tiên.

Những rủi ro khi giữ nhiều tiền mặt tại nhà
Hạn chế khi giữ nhiều tiền mặt tại nhà
Giữ tiền mặt giúp bạn linh hoạt trong trường hợp khẩn cấp nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro:
-
Không được bảo hiểm như ngân hàng: Nếu bị trộm hoặc làm mất, bạn sẽ không được hoàn trả.
-
Không sinh lời: Tiền mặt giữ ở nhà không có khả năng sinh lãi như khi để trong ngân hàng. Lạm phát sẽ âm thầm “bào mòn” giá trị của nó theo thời gian.
-
Thanh toán hạn chế: Nhiều nơi giờ đây ưu tiên thanh toán không tiền mặt. Trong một số tình huống khẩn, bạn có thể không sử dụng được tiền mặt như kỳ vọng.
Giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả hơn
Nếu bạn ngại giữ nhiều tiền mặt trong nhà, vẫn có nhiều cách để bạn vừa linh hoạt khi cần, vừa đảm bảo an toàn và sinh lời:
-
Mở tài khoản phụ tại ngân hàng khác
Việc phân chia tiền ra nhiều ngân hàng giúp bạn tránh rủi ro khi một hệ thống ngân hàng bị lỗi hoặc tạm ngừng hoạt động. Nên chọn ngân hàng không yêu cầu số dư tối thiểu để tránh phát sinh phí không đáng có.
-
Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao
Đây là lựa chọn thông minh nếu bạn muốn dự phòng dài hạn. Các ngân hàng hiện nay có nhiều hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt với lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, đây là cách giúp tiền không mất giá.
-
Nạp tiền vào thẻ trả trước
Một số loại thẻ trả trước có thể được dùng như ví điện tử, vừa dễ kiểm soát chi tiêu, vừa an toàn hơn tiền mặt. Nếu bị mất thẻ, bạn vẫn có thể khôi phục số tiền nếu kịp thời báo cáo.
-
Giữ một khoản nhỏ trong ví điện tử (như Momo, ZaloPay, PayPal)
Đây là giải pháp tiện lợi cho các tình huống cần thanh toán gấp mà không cần rút tiền. Tuy nhiên, hãy bảo mật tài khoản kỹ lưỡng và không nên để số dư quá lớn.
Việc giữ tiền mặt hay dự phòng tài chính không biến bạn thành người “tích trữ thái quá”. Điều quan trọng là biết mình cần gì, đủ dùng trong bao lâu và chuẩn bị hợp lý theo hoàn cảnh.
Giữ một ít tiền mặt an toàn và có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn và gia đình có thể an tâm hơn để sinh hoạt và vui sống mỗi ngày.