Thứ ba, 29/04/2025
logo
Tiêu điểm

Nên giữ bao nhiêu tiền trong tài khoản thanh toán, bao nhiêu trong tài khoản tiết kiệm để quản lý tài chính vững vàng?

Thanh Hoa (Theo bankrate.com) Thứ ba, 29/04/2025, 14:20 (GMT+7)

Việc phân bổ số tiền giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm hợp lý sẽ giúp bạn quản lý tài chính thông minh, giúp bạn an tâm hơn ở cả hiện tại và tương lai.

Thu nhập 10 triệu, dân văn phòng nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?

Quản lý tài chính gia đình 'dễ như chơi': 7 cách theo dõi chi tiêu giúp bạn giữ chặt từng đồng trong ví

Giữ quỹ tiết kiệm khẩn cấp ở đâu để không 'mất hút' khi cần? Đây là 5 giải pháp 'giữ tiền hộ' an toàn, dễ sinh lời

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thất nghiệp, lạm phát hay khủng hoảng tài chính là những mối lo hiện hữu với không ít gia đình Việt. Chính vì vậy, việc quản lý tiền bạc một cách thông minh, trong đó có việc phân bổ hợp lý giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, ngày càng trở nên quan trọng.

Bạn nên giữ bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng, bao nhiêu cho tài khoản tiết kiệm để vừa đủ chi tiêu, vừa đảm bảo an toàn tài chính? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!

Nên giữ bao nhiêu tiền trong tài khoản thanh toán?

Tài khoản thanh toán (tài khoản vãng lai) được xem là nơi bạn nhận lương hàng tháng và thực hiện các giao dịch thường xuyên như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, chi tiêu sinh hoạt…

Theo các chuyên gia tài chính, số tiền lý tưởng nên duy trì trong tài khoản này là từ 1 đến 2 tháng chi phí sinh hoạt thiết yếu. Điều này giúp bạn có đủ tiền để chi tiêu linh hoạt, không bị gián đoạn khi lương về chậm hoặc phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch.

Ví dụ: Nếu trung bình một tháng bạn chi khoảng 15 triệu cho tiền nhà, ăn uống, đi lại, điện nước…, hãy giữ lại khoảng 15–30 triệu trong tài khoản thanh toán. Phần còn lại, bạn nên chuyển vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để sinh lời.

Không nên để quá nhiều tiền trong tài khoản thanh toán, vì tiền ở đây thường không sinh lãi, lại dễ bị “bốc hơi” theo thói quen chi tiêu không kiểm soát.

momo-upload-api-230918162302-638306509828484899-0933
Việc phân bổ số tiền giữa tài khoản thanh toán và tiết kiệm hợp lý giúp quản lý tài chính thông minh (Ảnh: Sưu tầm)

Nên giữ bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm, quỹ khẩn cấp?

Tài khoản tiết kiệm

Tài khoản tiết kiệm là “hộp giữ tiền” an toàn và hiệu quả, giúp bạn tích lũy cho các mục tiêu tương lai như: du lịch, mua sắm, đầu tư... hay đơn giản là một khoản dự phòng cho những ngày khó khăn.

Thông thường, tiền trong tài khoản tiết kiệm sẽ được hưởng lãi suất, đặc biệt nếu bạn sử dụng tài khoản tiết kiệm online hoặc tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng uy tín. Do đó, so với việc để tiền “nằm im” trong tài khoản thanh toán thì cho tiền vào tài khoản tiết kiệm có thể giúp bạn "sinh lời".

Quỹ khẩn cấp

Một trong những nguyên tắc vàng trong quản lý tài chính là luôn có một quỹ tiết kiệm khẩn cấp, giúp bạn đối phó với các tình huống bất ngờ như: mất việc, tai nạn, bệnh tật, sửa xe, thay thiết bị gia dụng hoặc các chi phí phát sinh đột ngột khác.

Các chuyên gia tài chính khuyến nghị, nên có từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt được trữ trong quỹ khẩn cấp và lý tưởng là tài khoản tiết kiệm linh hoạt (có thể rút tiền khi cần mà không bị mất toàn bộ lãi).

Với các gia đình có con nhỏ, người phụ thuộc, hoặc làm việc tự do không có thu nhập cố định, khoản này nên được tăng lên đến 9–12 tháng chi phí để phòng ngừa rủi ro cao hơn.

Phân loại mục tiêu tiết kiệm

Bạn nên phân chia mục tiêu tiết kiệm của mình thành 3 nhóm rõ ràng:

  • Tiết kiệm khẩn cấp: như đã nói ở trên, là tiền để đối phó rủi ro bất ngờ.

  • Tiết kiệm ngắn hạn: dùng cho các mục tiêu trong vòng 3 tháng đến 5 năm tới như: mua xe, du lịch, tổ chức đám cưới, học thêm kỹ năng…

  • Tiết kiệm dài hạn: dành cho các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, về hưu, đầu tư bất động sản hoặc xây dựng tài sản dài hạn.

Việc chia mục tiêu như vậy giúp bạn không “rút nhầm” tiền dành cho tương lai vào những nhu cầu nhất thời, đồng thời có định hướng rõ ràng hơn khi chọn công cụ tiết kiệm phù hợp.

Khi nào nên giữ nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán?

Thông thường, không nên để nhiều tiền mặt trong tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, một số tình huống ngoại lệ có thể khiến bạn cần tăng số dư tạm thời, ví dụ:

  • Sắp thanh toán các khoản lớn như học phí, mua đồ điện tử hoặc chi trả cho chuyến du lịch.

  • Nhận tiền thưởng, hoàn thuế… trước khi quyết định sẽ đầu tư hay tiết kiệm.

  • Muốn duy trì mức số dư tối thiểu để tránh phí duy trì tài khoản hoặc được hưởng ưu đãi từ ngân hàng (ví dụ: hoàn tiền, cộng thêm lãi suất…).

Bằng cách phân bổ tài chính rõ ràng, bạn không chỉ an tâm trong hiện tại mà còn vững vàng cho tương lai. Hãy để mỗi đồng tiền bạn kiếm được đều phát huy đúng giá trị và phục vụ cuộc sống bạn mong muốn!

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục