10 điều cần cân nhắc khi tự xây dựng phòng tắm đứng: Tiết kiệm thông minh, đẹp bền lâu
Khi xây dựng phòng tắm đứng, để tránh lãng phí thời gian, công sức và đặc biệt là chi phí không đáng có, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào dự án.
12 màu tủ bếp “xài hoài không chán” giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể cho cải tạo về sau
Mặt bàn thác nước có thực sự phù hợp với nhà bếp của bạn không? Xem ngay trước khi 'xuống tiền'
Phòng tắm đứng không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn mang đến vẻ hiện đại, tiện nghi cho tổ ấm của bạn. Dưới đây là 10 lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng phòng tắm đứng một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Ước lượng chi phí thực tế
Xây dựng một phòng tắm đứng từ đầu có thể tốn kém nếu bạn không tính toán trước. Bạn sẽ phải tháo dỡ tường cũ, xử lý hệ thống ống nước, chống thấm, xây mới và hoàn thiện bằng gạch hoặc vật liệu chống nước.
Nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể chọn các bộ buồng tắm đúc sẵn. Điều này giúp dễ thi công, giá mềm và phù hợp với người có tay nghề cơ bản.
Tìm cảm hứng thiết kế phù hợp
Trước khi bắt đầu xây dựng, hãy tham khảo ý tưởng từ các trang web xây dựng, tạp chí nội thất hay thậm chí là tại Pinterest, Instagram... Nếu có điều kiện, đừng ngần ngại gặp chuyên gia thiết kế để xác định phong cách phù hợp và được tư vấn thêm về chi phí lắp đặt.

Cân nhắc diện tích và bố cục thông minh
Một buồng tắm bước vào cần ít nhất gần 1 mét cho một người. Hãy đảm bảo có khoảng cách ít nhất 80 cm với các thiết bị khác trong phòng tắm. Nếu dùng cửa bản lề, cần chừa không gian mở tối thiểu 75 cm.
Thiết kế thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian mà vẫn đảm bảo sự tiện lợi.
So sánh các lựa chọn buồng tắm
Bạn có thể chọn giữa buồng tắm đúc sẵn và buồng tắm xây dựng tùy chỉnh. Loại đúc sẵn có kích thước chuẩn, dễ thi công. Đối với loại tùy chỉnh sẽ linh hoạt về kiểu dáng, phù hợp cho không gian phức tạp hoặc phong cách cá nhân hóa.
Tối ưu khả năng tiếp cận và an toàn
Với phòng tắm đứng, hãy chọn lối vào không ngưỡng hoặc ngưỡng thấp để dễ dàng ra vào, đặc biệt phù hợp cho người lớn tuổi. Nếu thiết kế phòng tắm mở, hãy thiết kế hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh nước tràn ra ngoài.
Tận dụng ánh sáng và không gian
Nếu phòng tắm nhà bạn nhỏ hoặc thiếu sáng, hãy sử dụng vách kính trong suốt để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn. Bên cạnh đó, tường gạch kính hoặc kính mờ cũng là lựa chọn tốt, giúp giữ sự riêng tư mà không làm căn phòng tối đi.
Lên kế hoạch cho nội thất buồng tắm
Trong bất cứ thiết kế phòng tắm nào, đừng quên tính đến các tiện ích như vòi sen cầm tay, vòi phun mưa, ghế ngồi tích hợp, hộc để đồ, đèn chiếu sáng và hệ thống thông gió. Việc lựa chọn phụ kiện đồng bộ với kim loại hoàn thiện trong phòng tắm sẽ tăng tính thẩm mỹ và đồng bộ.
Vị trí đặt thiết bị hợp lý
Bộ điều khiển vòi sen nên lắp ở độ cao 1m2 - 1m3, trong khi vòi sen nên cách sàn từ 1m75 - 1m8. Đặt điều khiển ở vị trí thuận tiện, dễ điều chỉnh từ trong và ngoài buồng tắm để tối ưu trải nghiệm sử dụng.
Chọn vật liệu hoàn thiện vừa đẹp vừa tiết kiệm
Bạn có thể kết hợp gạch men giá rẻ làm nền với một vài dải gạch cao cấp để tạo điểm nhấn. Nếu ngân sách dư dả hơn, hãy chọn đá tự nhiên, đá cẩm thạch hoặc gạch mosaic sẽ mang lại vẻ sang trọng, hiện đại và bền lâu.

Ưu tiên chọn vật liệu hoàn thiện vừa đẹp vừa tiết kiệm (Ảnh: Sưu tầm)
Nghĩ xa để tránh sửa lại sau này
Phòng tắm đứng là khoản đầu tư dài hạn. Hãy thêm các chi tiết như sàn chống trượt, thanh vịn, vòi cầm tay và lối vào rộng để đảm bảo tính tiện nghi cho cả hiện tại và tương lai.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn thông minh, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một phòng tắm đứng đẹp, tiện nghi và tiết kiệm ngân sách đáng kể.