Chủ nhật, 27/04/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Thu nhập 10 triệu, dân văn phòng nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?

Thanh Hoa (Theo Nerdwallet.com) Chủ nhật, 27/04/2025, 06:25 (GMT+7)

Không có một công thức cứng nhắc nào cho việc tiết kiệm hàng tháng đối với người làm công sở, bởi mỗi người có một hoàn cảnh và mục tiêu tài chính khác nhau.

Quản lý tài chính gia đình 'dễ như chơi': 7 cách theo dõi chi tiêu giúp bạn giữ chặt từng đồng trong ví

Giữ quỹ tiết kiệm khẩn cấp ở đâu để không 'mất hút' khi cần? Đây là 5 giải pháp 'giữ tiền hộ' an toàn, dễ sinh lời

Chuyên gia tài chính cá nhân "bóc trần" 3 nguyên nhân khiến bạn dễ rơi vào khủng hoảng tiền bạc

Đối với dân văn phòng, việc “lương về chưa kịp ấm ví đã hết sạch” có lẽ không còn xa lạ. Tuy nhiên, bên cạnh những chi phí cố định như tiền nhà, điện nước, ăn uống hay các khoản chi linh tinh khác thì tiết kiệm vẫn nên là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tài chính cá nhân.

Vậy mỗi tháng nên tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý? Có phải cứ cứng nhắc trích 20% thu nhập như sách vở dạy? Câu trả lời là không. Mỗi người có một hoàn cảnh và mục tiêu tài chính riêng.

Hãy tham khảo nội dung dưới đây để xác định tỷ lệ tiết kiệm phù hợp và những cách đơn giản để biến tiết kiệm thành một thói quen dễ dàng, không áp lực.

Nguyên tắc 50/30/20 là nền tảng để bắt đầu

Một trong những điều phổ biến nhất về lập ngân sách là quy tắc 50/30/20. Cụ thể, bạn nên dành:

  • 50% thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, điện nước, thực phẩm, đi lại…

  • 30% dành cho mong muốn cá nhân như mua sắm, du lịch, ăn uống bên ngoài…

  • 20% cuối cùng là cho tiết kiệm và trả nợ (vượt mức tối thiểu nếu có).

Khoản 20% này có thể bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau: quỹ khẩn cấp, tiết kiệm mua nhà, đầu tư cho nghỉ hưu hay học phí cho con cái trong tương lai... Nếu thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, tức tiền tiết kiệm 3 triệu đồng là lý tưởng. Tuy nhiên, đừng quá áp lực nếu hiện tại chưa đạt được con số đó.

Tiết kiệm bao nhiêu còn tùy vào bạn

Dù quy tắc 50/30/20 là một khởi điểm tốt nhưng nó không áp dụng cho tất cả mọi người. Một nhân viên văn phòng độc thân sống ở thành phố lớn với chi phí thuê trọ đắt đỏ có thể không dư dả được nhiều sau khi thanh toán các chi phí cần thiết.

Ngược lại, nếu đang sống cùng gia đình và ít gánh nặng tài chính, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm 30–40% thu nhập, thậm chí hơn. Điều quan trọng là hiểu rõ hoàn cảnh hiện tại của mình và đặt ra mục tiêu hợp lý.

Đừng ngại bắt đầu từ con số nhỏ. Ngay cả khi chỉ để dành được 200.000–300.000 đồng mỗi tháng, bạn vẫn đang tạo ra một nền tảng tích lũy tốt. Với một kế hoạch rõ ràng và sự đều đặn, khoản nhỏ hôm nay sẽ trở thành khoản lớn trong tương lai.

1_nam_vung_cach_tiet_kiem_tien_giup_ban_kiem_soat_tai_chinh_5324931c19-1655

Tiết kiệm bao nhiêu còn tùy vào thu nhập và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người (Ảnh: Sưu tầm)

Chiến lược để bắt đầu tiết kiệm hiệu quả

Trả tiền cho chính mình trước

Ngay khi nhận lương, hãy chuyển ngay một phần (dù là nhỏ) vào tài khoản tiết kiệm trước khi tiêu xài. Đây là cách giúp bạn không “quên” tiết kiệm và cũng tránh việc tiêu quá tay.

Tự động hóa

Hãy thiết lập lệnh chuyển khoản tự động từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm ngay ngày nhận lương. Điều này giúp việc tiết kiệm trở thành một phần không thể thiếu, giống như đóng tiền điện mỗi tháng.

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Điều bạn cần làm tiếp theo là rà soát các chi tiêu hằng tháng: Có đang đăng ký gói tập gym nhưng không đi? Có đặt đồ ăn ngoài quá thường xuyên?... Một vài điều chỉnh nhỏ này cũng có thể tiết kiệm cho bạn vài trăm nghìn đồng mỗi tháng.

Ưu tiên theo mục tiêu

Nếu bạn chưa thể tiết kiệm cho mọi mục tiêu cùng lúc, nên bắt đầu với quỹ khẩn cấp – khoản dự phòng tối thiểu 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Sau đó hãy nghĩ đến tiết kiệm dài hạn hoặc đầu tư hưu trí.

Gửi tiết kiệm ở nơi sinh lời

Thay vì để tiền “ngủ yên” trong tài khoản thường, bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc cân nhắc đầu tư vào các quỹ mở có độ rủi ro thấp để tăng trưởng dòng tiền.

Liệu có thể tiết kiệm quá mức?

Ai cũng khuyên bạn nên tiết kiệm, tuy nhiên việc tiết kiệm quá mức cũng có thể phản tác dụng. Nếu dồn toàn bộ thu nhập cho tiết kiệm mà không dám chi tiêu cho nhu cầu cơ bản, giải trí hay thời gian chất lượng với người thân... bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mất động lực.

Hãy nhớ rằng tiền tiết kiệm là để phục vụ bạn. Việc tối ưu quỹ hưu trí hay đầu tư tài chính là tốt, nhưng cũng cần song hành với chất lượng cuộc sống hiện tại. Tiền chỉ thật sự có giá trị khi bạn biết dùng nó đúng lúc, đúng chỗ.

Kết luận lại, không có một công thức cứng nhắc nào cho việc tiết kiệm mỗi tháng cho bạn. Mỗi người, mỗi giai đoạn sống sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn bắt đầu từ hôm nay, dù với số tiền nhỏ nhất và hãy duy trì sự kiên định.

Với dân công sở, việc tiết kiệm là một kỹ năng tài chính cần thiết để bảo vệ bạn khỏi những biến cố bất ngờ, đồng thời giúp hiện thực hóa những ước mơ dài hạn như mua nhà, đi du lịch hay nghỉ hưu an nhàn...

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục