Thứ năm, 08/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Lãi cao, dễ rút, không phí duy trì: Mẹo chọn tài khoản tiết kiệm thông minh để sinh lời tối đa

Thanh Hoa (Theo bankrate.com) Thứ tư, 07/05/2025, 11:20 (GMT+7)

Tài khoản tiết kiệm không chỉ đơn thuần là nơi cất giữ tiền mà còn có thể giúp sinh lời tự động nếu bạn biết cách chọn đúng và phù hợp với nhu cầu.

Làm sao để ngừng chi tiêu quá đà? 8 mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát ví tiền hiệu quả

5 thiết bị trong nhà 'ngốn điện' không kém điều hòa và cách sử dụng thông minh để tiết kiệm hóa đơn mùa hè

Gia đình 4 người sống khỏe với 10 triệu/tháng: Mẹ đảm Hà Tĩnh bật mí mẹo chi tiêu theo kiểu Nhật giúp tiết kiệm hiệu quả

Làm sao chọn tài khoản tiết kiệm phù hợp với bạn?

Ngày nay, tài khoản tiết kiệm không chỉ đơn thuần là nơi cất giữ tiền mà còn có thể giúp bạn sinh lời nếu chọn đúng. Lãi suất cao, không tính phí, không yêu cầu số dư tối thiểu và khả năng giao dịch linh hoạt qua ngân hàng số – đó là những tiêu chí ngày càng phổ biến.

Không phải ngân hàng nào cũng cung cấp đầy đủ những tiện ích hấp dẫn đối với các tài khoản tiết kiệm. Dưới đây là 6 câu hỏi quan trọng giúp bạn chọn được tài khoản phù hợp, sinh lời nhất với nhu cầu cá nhân.

Bạn cần chi nhánh vật lý hay ưu tiên lãi suất cao?

Các ngân hàng truyền thống như Vietcombank, BIDV, Agribank... thường có mạng lưới chi nhánh rộng, phù hợp nếu bạn cần hỗ trợ trực tiếp. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm tại đây thường thấp hơn.

Trong khi đó, các ngân hàng số như Timo, Cake by VPBank hay ngân hàng số của Techcombank, TPBank lại cho phép bạn gửi tiết kiệm online với lãi suất cao hơn, ít tốn phí và giao dịch hoàn toàn qua app. Nếu bạn quen dùng công nghệ và không cần ra ngân hàng thường xuyên, đây là lựa chọn tiết kiệm tốt hơn.

Gợi ý: Bạn có thể duy trì một tài khoản tại ngân hàng truyền thống để chi tiêu hằng ngày, còn tiền tiết kiệm nên gửi vào ngân hàng số để hưởng lãi suất cao hơn.

0402hinh-1-0958
Hãy chọn tài khoản tiết kiệm phù hợp với nhu cầu cá nhân (Ảnh: Sưu tầm)

Có tính phí hay yêu cầu số dư tối thiểu không?

Một số tài khoản tiết kiệm sẽ tính phí nếu bạn không duy trì số dư tối thiểu. Ví dụ, có ngân hàng yêu cầu duy trì ít nhất 1 triệu hoặc 3 triệu đồng để miễn phí dịch vụ.

Các ngân hàng số thường không yêu cầu số dư tối thiểu và không thu phí quản lý. Do đó, hãy đọc kỹ biểu phí trước khi mở tài khoản và chọn nơi phù hợp với thói quen tài chính của bạn.

Có nên liên kết với tài khoản thanh toán?

Liên kết tài khoản tiết kiệm với tài khoản thanh toán giúp chuyển tiền dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Hầu hết ngân hàng đều hỗ trợ liên kết nội bộ giữa các tài khoản, một số còn cho phép liên kết với ngân hàng khác để chuyển tiền nhanh.

Nếu đặt lịch chuyển khoản định kỳ từ tài khoản thanh toán sang tiết kiệm vào mỗi kỳ nhận lương, bạn sẽ dễ dàng duy trì thói quen tiết kiệm mà không cần suy nghĩ nhiều.

Bạn cần rút tiền linh hoạt hay không?

Tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thường không cho phép rút trước hạn mà không bị mất lãi. Nếu bạn cần dùng tiền linh hoạt, hãy cân nhắc gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc chia nhỏ số tiền để gửi nhiều kỳ hạn khác nhau (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…).

Ngoài ra, một số ngân hàng hiện nay cho phép bạn rút một phần gốc trước hạn mà vẫn giữ nguyên lãi suất cho phần còn lại – rất tiện lợi khi có việc đột xuất.

Có nên dùng ngân hàng số hoặc công ty công nghệ tài chính?

Bên cạnh các ngân hàng truyền thống, ngày càng nhiều người Việt chọn sử dụng ngân hàng số hoặc nền tảng fintech vì sự tiện lợi, minh bạch và nhiều tính năng tự động hóa.

Ví dụ: Cake by VPBank, Timo, Momo hoặc ZaloPay...

Bên cạnh đó, một số nền tảng còn có chức năng làm tròn số tiền khi bạn chi tiêu và chuyển phần lẻ vào tiết kiệm, rất phù hợp với người mới bắt đầu.

Ứng dụng ngân hàng có đủ tiện lợi và thông minh?

Nhiều ngân hàng hiện nay đầu tư mạnh vào app với tính năng phân tích chi tiêu, đặt mục tiêu tiết kiệm hoặc tự động chuyển tiền khi bạn vừa nhận lương. Bạn có thể thiết lập chuyển tiền tự động ngay khi nhận lương. Cách này giúp bạn “trả cho mình trước” và dễ dàng tích lũy theo thời gian.

Không có tài khoản tiết kiệm nào là “tốt nhất cho tất cả”, mà chỉ có tài khoản phù hợp với bạn nhất. Hãy cân nhắc giữa sự linh hoạt, mức lãi suất, tính năng ngân hàng số và khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân. Đừng quên kiểm tra định kỳ để tối ưu hóa khoản tiết kiệm và đạt được mục tiêu tài chính sớm hơn!

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục